Bộ đồ lặn đầu tiên trên thế giới hoạt động như thế nào?

John Lethbridge trở thành người giàu có với phát minh bộ đồ lặn đầu tiên trên thế giới, giúp lặn sâu khoảng 20 m. Nó được sử dụng để trục vớt những hàng hóa giá trị từ các vụ đắm tàu.

Bảo tàng Cité de la Mer ở Cherbourg, Pháp, treo một vật dụng kỳ lạ, đó là bản sao của bộ đồ lặn đóng kín đầu tiên trên thế giới

Nhà phát minh bộ đồ, John Lethbridge (1675 - 1759), ở thị trấn Newton Abbot, Devon, Anh

Trước đó, việc lặn được thực hiện với sự trợ giúp của "chuông lặn" - thiết bị giống một chiếc chuông, được hạ xuống nước để người bên trong hít thở không khí còn lại trong chuông

Thợ lặn có thể chui ra từ phần đáy mở để làm nhiệm vụ, sau đó lại chui vào chuông

Năm 1715, John Lethbridge trở thành người đầu tiên thiết kế bộ đồ lặn kín sử dụng được và gọi là "máy lặn"

Bộ đồ trông giống chiếc thùng gỗ, có một cửa sổ tròn để quan sát và hai lỗ để thò cánh tay ra ngoài. Hai ống tay bằng da không thấm nước

Bộ đồ giúp lặn dưới nước 30 phút mỗi lần và không có nguồn cung cấp không khí trong khi lặn

Thợ lặn chìm xuống bằng dây cáp hoặc quả cân nặng

Bộ đồ lặn giúp lặn sâu khoảng 20 m, nhưng quá trình lặn xuống sẽ gặp khó khăn

Nhiều công ty vận tải biển tại London nhanh chóng chú ý đến Lethbridge và thuê ông làm công việc trục vớt hàng hóa do bị chìm tàu

Bộ đồ lặn đầu tiên của Lethbridge không còn tồn tại, nhưng bản vẽ vẫn còn được lưu giữ. Các chuyên gia đã chế tạo một số bản sao và trưng bày tại nhiều bảo tàng hàng hải trên khắp thế giới.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bo-do-lan-dau-tien-tren-the-gioi-hoat-dong-nhu-the-nao-post567544.antd