Ảnh màu cực hiếm về vùng đất Dahomey huyền thoại năm 1930

Dahomey (ngày nay là Benin) từng là một vương quốc hùng mạnh ở Tây Phi trước khi trở thành thuộc địa của Pháp từ cuối thế kỷ 19. Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý về vùng đất này do người Pháp thực hiện năm 1930.

Trong sân cung điện của vua Ghezo ở Abomey, thủ đô Dahomey, năm 1930. Ghezo là người trị vì vương quốc Dahomey từ năm 1818-1859. Ông được khắc họa ấn tượng trong "The Woman King", một trong những phim điện ảnh nổi bật năm 2022. Ảnh: Frédéric Gadmer / Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Những bức phù điêu trang trí kiến trúc ở cung điện Ghezo.

Hai nghệ nhân đang khôi phục các bức phù điêu cung điện Ghezo.

Người nữ chiến binh từng bảo vệ ngai vàng của vua quỳ trên sân cung điện Ghezo.

Bức tường bên ngoài cung điện Ghezo.

Trong khuôn viên cung điện của vua Glele (1814-1889) - vị vua cai trị Dahomey từ năm 1858-1889. 5 năm sau cái chết (do tự sát) của vua Glele, Dahomey trở thành thuộc địa của Pháp.

Biểu tượng của các vị vua quá cố được lưu giữ tại cung điện Glele.

Ngôi mộ tập thể của những cung nữ thời vua Glele trong khuôn viên cung điện Glélé.

Những người phụ nữ quỳ lạy trước lăng mộ vua Glele.

Những người bảo vệ mộ vua Glele nằm nghỉ ở hiên có mái che của ngôi mộ.

Tường bao quanh và lối vào các cung điện của vua Glele và Ghezo trên Quảng trường Singbodji.

Chân dung Ahovo, anh trai của Béhanzin (1845-1906), vị vua thứ 11 của vương quốc Dahomey.

Chân dung tù trưởng Justin Aho, cháu trai của vua Béhanzin.

Tù trưởng Justin Aho và ba bà vợ của mình.

Em gái (ngồi giữa ) và các bà vợ của Justin Aho.

Hai cậu bé giúp lễ đứng cạnh cha Gabriel Kiti, linh mục người bản địa đầu tiên được tấn phong ở Dahomey vào ngày 15/9/1929.

Mẹ Mélanie, bề trên của phái bộ Công giáo, đứng bên ngai vàng của vua Ghezo, hai bên là hai người phụ nữ bản địa.

Ngai vàng của các vua Ghezo, Glele, Béhanzin và Agoli-agbo (bốn vị vua cuối cùng của vương quốc Dahomey) được trưng bày trên sân cung điện Ghezo.

Trụ sở tòa án bản địa ở Abomey.

Bức phù điêu của một ngôi nhà ở quận Gbécon-Hounli, Abomey, mô tả cảnh những con cá nuốt một con tàu kiểu châu Âu.

Mời quý độc giả xem video: Có gì bên trong nhà hát phủ gương lớn nhất thế giới?

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-mau-cuc-hiem-ve-vung-dat-dahomey-huyen-thoai-nam-1930-1878193.html