Ấn Độ lo ngay ngáy khi Trung Quốc định xây đập thủy điện lớn hơn cả Tam Hiệp
Trung Quốc đang có kế hoạch xây một đập thủy điện khổng lồ ở Tây Tạng để sản xuất lượng điện nhiều gấp ba đập Tam Hiệp. Kế hoạch này khiến các chuyên gia môi trường và nước láng giềng Ấn Độ cực kỳ lo ngại.
Đập thủy điện mới dự kiến sẽ được xây trên sông Brahmaputra ở khu vực trước khi con sông này ra khỏi vùng núi Himalaya và xuống Ấn Độ, dọc theo hẻm núi dài nhất và sâu nhất thế giới ở độ cao hơn 1.500m.
Dự án nằm trên địa phận huyện Medog của Tây Tạng dự kiến sẽ lớn hơn cả đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang ở miền trung Trung Quốc, để có thể tạo ra khoảng 300 tỷ kilowatt điện mỗi năm.
Kế hoạch này được nêu ra trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 – được quốc hội Trung Quốc thông qua trong kỳ họp hồi tháng 3. Nhưng kế hoạch đó chưa nói chi tiết về khung thời gian hay mức ngân sách đầu tư.
Khu vực mà Trung Quốc dự kiến xây siêu đập không chỉ hay xảy ra các hoạt động địa chấn mà còn có hệ đa dạng sinh thái độc nhất. Con đập mới sẽ chặn đường di cư của cá cũng như dòng chảy phù sa bồi đắp cho các vùng đất phía dưới trong những mùa mưa lũ.
Trên con sông mà người Tây Tạng gọi là Yarlung Tsangpo có 2 dự án khác đã được làm ở thượng nguồn và 6 dự án đang hoặc sắp được triển khai.
Tháng 10 năm ngoái, chính quyền Tây Tạng ký “thỏa thuận hợp tác chiến lược” với PowerChina, một công ty xây dựng nhà nước chuyên làm các dự án thủy điện.
Một tháng sau, tổng giám đốc PowerChina, ông Yan Zhiyong, giới thiệu về dự án này với Đoàn thanh niên Trung Quốc. Ông Yan rằng rằng Tây Tạng là “khu vực giàu có nhất thế giới xét về tiềm năng thủy điện”.
Bắc Kinh có thể nói rằng dự án thủy điện khổng lồ này thân thiện với môi trường hơn nhiên liệu hóa thạch, nhưng kế hoạch có thể vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nhà môi trường giống như với đập Tam Hiệp – con đập được xây từ năm 1994 -2012.
Đập Tam Hiệp khiến 1,4 triệu dân ở thượng nguồn phải di cư để lấy chỗ làm hồ thủy điện khổng.
“Xây dựng một con đập với quy mô siêu lớn như vậy thực sự là một ý tưởng tồi vì nhiều lý do”, ông Brian Eyler, giám đốc về năng lượng, nước và phát triển bền vững tại Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách ở Mỹ, nhận xét.
Khu vực mà Trung Quốc dự kiến xây siêu đập không chỉ hay xảy ra các hoạt động địa chấn mà còn có hệ đa dạng sinh thái độc nhất. Con đập mới sẽ chặn đường di cư của cá cũng như dòng chảy phù sa bồi đắp cho các vùng đất phía dưới trong những mùa mưa lũ, ông Eyler nói.
Các chuyên gia cho rằng dự án này cũng có thể gây rủi ro chính trị, khi rất nhiều người dân bị buộc phải rời khỏi mảnh đất của tổ tiên mình, để sau đó đưa nhiều người Hán đến khu vực này định cư.
Chiến tranh nước
Ấn Độ cũng rất lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh đang muốn kiểm soát nguồn nước của cả khu vực Nam Á.
“Chiến tranh nguồn nước là một thành tố chủ chốt trong cuộc chiến nếu Trung Quốc kiểm soát được nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất”, nhà khoa học chính trị Brahma Chellaney nói với báo Times of India.
“Chiến tranh nguồn nước là một thành tố chủ chốt trong cuộc chiến nếu Trung Quốc kiểm soát được nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất”
Ông Chellaney cho rằng rủi ro xảy ra hoạt động địa chấn cũng khiến đập thủy điện có thể trở thành “quả bom hẹn giờ” đối với những người dân sống ở hạ nguồn.
Phản ứng về ý tưởng làm đập thủy điện này, chính phủ Ấn Độ nói rằng họ có thể xây một đập thủy điện khác trên sông Brahmaputra để tích lũy nước cho mình.
Theo ông Eyler, còn nhiều thời gian để đàm phán với Trung Quốc về tương lai của siêu đập và tác động của nó. Kết quả đàm phán tồi có thể sẽ khiến Ấn Độ thực hiện ý tưởng xây một đập thủy điện ở hạ nguồn.