Xu hướng đi về hướng Đông của các nhà quản lý quỹ

Thị trường phục hồi là trọng tâm cốt lõi và các nhà quản lý quỹ hưu trí của Úc đang cân nhắc.

Trong khi nhiều quốc gia phải vật lộn với sự thất bại tài chính từ các cuộc phong tỏa và các biện pháp giãn cách xã hội, thì châu Á và các thị trường mới nổi khác là nơi đầu tiên khống chế được COVID-19. Thị trường phục hồi là trọng tâm cốt lõi và các nhà quản lý quỹ hưu trí của Úc đang cân nhắc. Các nhà quản lý quỹ cũng đồng ý rằng cải cách quy định, sự thay đổi lớn trong cạnh tranh và các mô hình kinh doanh mới mở khiến châu Á và các thị trường mới nổi trở thành một trò chơi có tỉ lệ cược cao, nhưng rất đáng chơi.

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Jason Coggins của quỹ Koda Capital xác nhận rằng, các công ty vốn hóa nhỏ ở châu Á đã nổi lên và hoạt động mạnh mẽ.

Ông Nader Naeimi, người đứng đầu bộ phận thị trường năng động và Giám đốc danh mục đầu tư của AMP cho biết: Ở Úc, cổ phiếu ngành ESG đã phổ biến trong nhiều năm, nhưng giờ đây nó có thể là cổ phiếu mạnh tiếp theo ở châu Á và các thị trường mới nổi.

Thực tế trên thế giới, các chính sách và hoạt động ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị lâu dài của doanh nghiệp. Nguồn ảnh: AP.

Lồng ghép ESG vào hoạt động kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp củng cố, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các bên liên quan, mà còn giúp doanh nghiệp cải thiện quản lý rủi ro kinh doanh, nâng cao khả năng thích nghi và cạnh trạnh hiệu quả.

Theo ông Nader Naeimi, ESG và trái phiếu xanh sẽ là một chủ đề lớn đối với châu Á trong tương lai gần. Ông Nader Naeimi cho rằng: “Đa dạng hóa sang trái phiếu châu Á và trái phiếu thị trường mới nổi có ý nghĩa rất lớn vì nhà đầu tư vẫn nhận được lợi tức. Rủi ro chính trị thấp và lãi suất có thể sẽ thấp trong một thời gian dài”.

Longlead Capital Partners cũng đang ủng hộ các thị trường châu Á và mới nổi. Công ty quản lý vốn cổ phần dài hạn Liên Á được thành lập bởi hai người Úc, với khách hàng chủ yếu là các nhà đầu tư bán buôn và tổ chức, bao gồm cả các quỹ hưu trí.

Người sáng lập Andrew West xác nhận công ty có khoảng 300 triệu USD được quản lý trên khắp châu Á.

Theo ông Andrew West, “Trung Quốc từng trải qua các đại dịch trước đây. Họ có một cuốn sách về cách trả lời và nó thường thành công”. Tỉ lệ giá trên thu nhập trên chỉ số CSI, so với lịch sử của chính nó, vẫn thấp hơn một chút so với mức đỉnh trong quá khứ. Điều này cho thấy cơ hội để giá cổ phiếu tiếp tục hoạt động tốt tại Trung Quốc.

Ông Andrew West cho rằng: “Giá cổ phiểu của nhiều công ty châu Á đã phục hồi tốt hơn sau đại dịch vì họ không cần huy động vốn nhiều so với các thị trường như Úc”. Các công ty châu Á rất khác biệt. Họ thường bắt đầu với mức cao và hoạt động với số dư tiền ròng cao so với các công ty ở Úc và các thị trường toàn cầu khác không mang nhiều nợ. Vì vậy, họ có thể rút bớt số tiền mặt đó trong thời gian bị phong tỏa.

Điều này thể hiện qua các chỉ số như Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương đang trở lại phù hợp với mức của nó trước đại dịch và Chỉ số CSI 300 tại Thượng Hải Thâm Quyến của Trung Quốc tăng mạnh trong năm, trong khi chỉ số S&P ASX 2200 của Úc vẫn ở mức 15% hoặc thấp hơn mức trước đại dịch.

Các công ty ở châu Á và các thị trường mới nổi đang rất cẩn trọng trong việc pha loãng. Thông thường, có những cổ phần rất lớn của gia đình, nơi 40 hoặc 55% của một doanh nghiệp là đa thế hệ. Trong một số trường hợp, việc huy động 5 hoặc thậm chí 10% vốn chủ sở hữu là một quyết định rất lớn.

Điều này khiến cơ hội đầu tư vào nhiều công ty ở các thị trường châu Á hiện nay trở nên hấp dẫn. Phải thừa nhận rằng, cường quốc sản xuất của châu Á đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nguyên nhân là do hoạt động kinh tế toàn cầu chậm lại. Tuy nhiên, lĩnh vực này sẽ phục hồi trong thời gian dài.

Thị trường đang sôi động với sự thay đổi lớn của các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc được niêm yết trên NASDAQ quay trở lại thị trường Hồng Kông và châu Á. Trong 2 tháng qua, Alibaba hiện đang vượt trội hơn Amazon về việc IPO tiềm năng của công ty con Ant Financial.

Nguồn ảnh: Economic Times

Đây là động lực của quá trình cải cách và tái cơ cấu đối với các công ty Trung Quốc. Nhiều người đang xoay chuyển các bộ phận có giá trị chưa được định giá thích hợp hoặc niêm yết cổ phiếu của họ trở lại thị trường quê nhà và những sự kiện này đang tạo ra chất xúc tác cho giá cổ phiếu cao hơn.

Cơ hội cũng nằm ở thị trường ASEAN với 650 triệu người và tổng sản phẩm nội địa kết hợp 2,8 nghìn tỉ USD. Theo ông Nader Naeimi, thế giới đang nhận ra bản chất vấn đề của một chuỗi cung ứng tập trung, mở ra cơ hội mới cho những quốc gia như Việt Nam.

Việt Nam tự hào về dân số trẻ và có trình độ học vấn với một nền chính trị ổn định. Điều đó để lại rất nhiều dư địa cho một số công ty sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Điều này lan rộng chuỗi cung ứng từ rất ít quốc gia trên khắp châu Á và mở ra cánh cửa cho các cơ hội đầu tư.

Mai Nam

Nguồn NCĐT: https://nhipcaudautu.vn/the-gioi/xu-huong-di-ve-huong-dong-cua-cac-nha-quan-ly-quy-3336986/