Xây dựng đội nhóm trí tuệ lan tỏa ý thức giữ gìn môi trường văn minh

Câu hỏi đặt ra là liệu Hà Nội, một Thủ đô anh hùng, thành phố Hòa bình, một thành phố hơn 1000 năm tuổi, một thành phố có bề dày lịch sử và vẻ đẹp quyến rũ lòng người… có thể sạch đẹp như Singapore, một quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á? Hoặc như Nhật Bản, đất nước được coi là văn minh và đáng sống?

Thực trạng hiện nay

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội mỗi ngày thải ra 4000 đến 5000 tấn rác, trong đó có khoảng 80 tấn rác thải nhựa.

Năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt 114 tỷ đồng cho việc tưới nước rửa bụi bẩn đường và chống nóng.

Mùa hè năm 2019 Hà Nội xác lập nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ cao nhất trong 100 năm qua, tháng 5/2020 nhiệt độ nhiều nơi đo được ở Hà Nội đều ở ngưỡng 40 độ và trên 40 độ C.

Người dân Hà Nội nhặt rác. (Nguồn ảnh: laodongthudo.vn)

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu dẫn đến nhiệt độ trái đất tăng cao, tầng ô zôn bị phá hủy, dịch bệnh phát sinh với mức độ lan rộng toàn cầu như dịch Covid -19 cuối năm 2019 và đầu năm 2020, làm nhiều người thiệt mạng, kinh tế, giáo dục và tất cả các hoạt động bị đình trệ. Hà Nội cũng không nằm ngoài ảnh hưởng do dịch bệnh.

Chính quyền đã rất nỗ lực xây dựng một Hà Nội xanh, sạch, đẹp và đáng sống, các đoàn thể cũng không ngừng trăn trở và đi đầu trong các hoạt động phong trào xây dựng môi trường, dọn dẹp môi trường, điều đó là rất tích cực và đáng được ghi nhận.

Xong, tất cả những gì chính quyền và các đoàn thể đang nỗ lực làm hiện nay vẫn chỉ là chạy theo để giải quyết hệ quả, với tất cả hệ quả đã gây ra thì suốt ngày chúng ta theo sau để giải quyết, chẳng khác gì bục chỗ nào thì vá víu lại chỗ đó.

Một trăm người đi nhặt rác liên tục nhưng có một triệu người xả rác thì liệu rằng chúng ta có gom xuể được không? Một nhóm người nỗ lực nhưng nhiều nhóm lại không chung tay thì liệu rằng đến bao giờ mới có thể đạt được Thủ đô văn minh?

Gải pháp đề xuất

Câu hỏi đặt ra là liệu Hà Nội, một Thủ đô anh hùng, thành phố Hòa bình, một thành phố hơn 1000 năm tuổi, một thành phố có bề dày lịch sử và vẻ đẹp quyến rũ lòng người… có thể sạch đẹp như Singapore, một quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á? Hoặc như Nhật Bản, đất nước được coi là văn minh và đáng sống?

Hoàn toàn có thể được, chúng ta có thể được hơn như thế, bởi Hà Nội không chỉ có vẻ đẹp của thời gian, nét hồn hậu mến khách, những thăng trầm lịch sử đã trải nghiệm, những tinh hoa kim cổ bao đời đã ngấm vào linh hồn mảnh đất cố đô này, điều mà rất nhiều thành phố và quốc gia khác không có được.

* Hà Nội cần trồng thêm thật nhiều cây xanh

Thực hiện mục tiêu “vườn trong phố”, “rừng trong phố”, mỗi tuyến phố, khu dân cư đều thi đua trồng nhiều cây xanh, ngoài cảnh quan vườn hoa thì các cây xanh cho bóng mát là cực kỳ cần thiết. Khí CO2 chính là một trong những nguyên nhân gây nên phá hủy tầng ô zôn, cây xanh giúp điều hòa không khí, tạo môi trường trong sạch, nhịp sống đô thị càng nhanh, tốc độ công nghiệp hóa càng nhanh thì giải pháp trồng bù cây xanh là việc làm thiết thực vô cùng cần thiết và cấp bách.

* Thay đổi nhận thức của từng cá nhân

Cuối cùng và xuyên suốt, bao trùm và quyết định vẫn là yếu tố con người. Bác Hồ đã nói “lấy dân làm gốc”, chúng ta cần vun vào gốc, dân là đại diện cho con người nói chung, mọi sự từ con người mà ra. Con người thay đổi thì lúc đó vạn sự thay đổi.

Để thay đổi tư duy, nhận thức và thói quen của mọi người thì trước hết cho con người biết hậu quả và bài học.

Luật pháp của quốc đảo Singapore đã từng đưa ra khung hình phạt 700 USD cho lần xả rác đầu tiên và hơn 5000 USD kèm lao động công ích nếu vi phạm nhiều lần, không ngoại lệ với cả khách du lịch. Đó là luật pháp!

Luật của tự nhiên là khi phá hủy môi trường, chặt phá rừng, xả chất thải công nghiệp sẽ dẫn đến thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh liên tiếp. Con người diệt vong dần vì nhiều chủng bệnh lạ, chết vì nắng nóng, nhiều quốc gia bị biến mất khi băng tan, nước biển dâng lên gây ra đại hồng thủy. Do thói quen ăn uống, lối sống, do chất độc tố trong môi trường mà các căn bệnh ác tính như ung thư tăng cao, nhiều bệnh tật khác dẫn con người đến suy thoái chất lượng sống và dẫn đến cái chết.

Ngõ nhỏ của Hà Nội trồng nhiều hoa đẹp. (Nguồn ảnh: laodongthudo.vn)

Bất ổn xảy ra liên tiếp trong cuộc sống từ chính những thói quen mà con người tạo ra, do không biết giữ gìn môi trường sống, không tôn trọng tự nhiên. Bất ổn đầu tiên là sức khỏe, tiếp theo là tài chính khó khăn và suy kiệt, tiếp nữa là các mối quan hệ trong đó có mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả đều xuất phát từ chính những gì mỗi con người đã làm ra và đều tự nhận lấy hậu quả cũng như bài học.

Ít nhiều thì mỗi người đã nhìn thấy các bất ổn trong cuộc sống, các vấn đề mình đang gặp phải nhưng chưa nhìn rõ hoặc cố tình không công nhận. Vậy cần đưa ra giải pháp thiết thực là gì?

Chọn đúng nhóm đối tượng bất ổn nhất để giúp họ thay đổi nhận thức, có kết quả thay đổi, cuộc sống tốt lên thì chính họ là người lan tỏa cho người khác.

* Bằng các hình thức khác nhau, tuyên truyền nhiều hơn nữa về hậu quả và bài học, chỉ rõ ra nguyên nhân gốc của vấn đề

Biết đến nguyên nhân gốc, có trí tuệ thì tự khắc con người thay đổi thói quen và tư duy cũ, khi đó không cần hình phạt, không cần chế tài thì mọi người đều có ý thức để giữ gìn cho mình và cho xã hội, cùng vun vào xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp và đáng sống.

Chỉ rõ cho mọi người biết hành trình sống của trái đất là kéo dài hàng triệu năm, hành trình sống của một con người chỉ khoảng trăm năm, tất cả những điều chúng ta gây ra hiện nay đều để lại hậu quả cho chính mình và cho đời con cháu của mình sau nữa phải gánh chịu, một phần của hậu quả đó chúng ta đang trải qua hàng ngày, hàng giờ. Bằng hình thức tuyên truyền qua các phương tiện đại chúng, mạng internet và đội nhóm trí tuệ tuyên truyền trực tiếp.

* Xây dựng đội nhóm trí tuệ lan tỏa tích cực cho mọi người

Thủ đô Hà Nội là thủ đô của văn minh, mến khách, luôn rộng mở cửa cho tất cả mọi người từ nhiều nơi, nhiều quốc gia đến sinh sống và làm việc. Hà Nội chăm lo cho người dân tại chính nơi họ sinh ra cũng như người dân cư trú. Thủ đô tạo điều kiện cho mọi người được sinh sống, được làm ăn, được học tập, được giao thương và phát triển, vì vậy mọi người luôn cần biết xây dựng, vun vén và bảo vệ mảnh đất đã cho mình nhiều thứ trong cuộc đời. Nhận thức được điều đó là tự biết mình cần làm gì cho đúng với những thứ mình đã được nhận. Đó là đạo lý, giữ đúng đạo lý thì mọi thứ tốt đẹp đến cuộc đời mỗi người dân.

Xây dựng đội nhóm trí tuệ ở khắp mọi nơi, từ gia đình đến cơ quan, từ trường học đến doanh nghiệp, đội nhóm trí tuệ có các buổi sinh hoạt trực tiếp, lan tỏa trực tiếp đến cộng đồng, cùng giúp nhau thực hành, cùng giúp nhau thay đổi, khi có kết quả tốt đẹp thì đó chính là câu trả lời để mọi người cùng nhìn vào và làm theo.

Đội nhóm trí tuệ giúp người dân biết được nguyên nhân gốc của các bất ổn đang xảy ra với cuộc sống của chính họ, có cách thức giúp hóa giải mọi vấn đề. Mọi nguyên nhân đều đến từ thói quen cũ, cách sống cũ, ví dụ như việc xả rác bừa bãi, không bảo vệ môi trường, không tôn trọng thiên nhiên, không biết trân trọng mảnh đất nơi mình đang sống…, tất cả các thứ đó đều đem lại cuộc sống đầy rẫy những nguy cơ bất ổn.

Khi biết thay đổi tư duy và sống khác, thì lập tức cuộc sống của mọi người thay đổi và trở nên tốt đẹp. Rõ ràng, việc dùng chế tài hay pháp luật, hoặc dùng các Camera theo dõi phạt nguội, việc hàng ngày, hàng giờ theo dõi hành vi của người dân để nhắc nhở cảnh báo chỉ là biện pháp tạm thời, còn cái lâu bền chính là ý thức người dân tự thay đổi, khi ấy không cần ai phải nhắc nhở, không cần phải dùng đến hình phạt, không cần phải có đội chuyên đi dọn rác, mà mỗi người dân đã biết mình cần làm gì cho đúng, cho văn minh và xứng tầm với mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Cần tuyên truyền và lan tỏa trí tuệ đến cho nhiều người dân để khi có trí tuệ thì tự khắc mỗi người dân đều là một tấm gương cho sự thay đổi, góp phần xây dựng Hà Nội phát triển, xứng tầm Thủ đô anh hùng, thành phố Hòa bình.

* Tít do Lao động Thủ đô đặt

Nguyễn Thị Thanh Bình (Phòng Kỹ thuật Trường quay- Đài PTTH Hà Nội)

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/xay-dung-doi-nhom-tri-tue-lan-toa-y-thuc-giu-gin-moi-truong-van-minh-111868.html