Vũ khí siêu thanh của Ấn Độ sẽ đưa Pakistan 'chui đầu vào rọ'

Các cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh do Ấn Độ triển khai không chỉ mang ý nghĩa đơn giản là một bước tiến tiếp theo trong quá trình phát triển công nghệ quân sự. Những cuộc thử nghiệm này có thể đẩy Ấn Độ tới sự khởi đầu cuộc chiến tranh hạt nhân với Pakistan.

Ảnh: AP Photo, Bernat Armangue

Đáng tiếc khi lần phóng đầu tiên tên lửa hành trình siêu thanh HSTDV (Hypersonic Technology Demonstrator Vehicle – phương tiện để chứng minh công nghệ siêu thanh) đã không thành công.

Tên lửa HSTDV, về hình dáng của nó trông rất giống như chiếc thuyền buồm, phải trở thành nguyên mẫu thử nghiệm để tiếp tục nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu thanh, như các tên lửa hành trình. Nó được gắn trên tên lửa đẩy “Agni-1” của Ấn Độ.

“Lần phóng thử đã được thực hiện với việc sử dụng tên lửa đẩy “Agni-1”, theo đó sẽ phải mang tên lửa HSTDV tới độ cao định sẵn, nơi công nghệ đốt siêu thanh – với khả năng tăng tốc lên hơn 6M khi sử dụng oxy của bầu khí quyển như chất oxy hóa, - sẽ phải được xác nhận bằng việc tách rời của tên lửa đẩy và đoạn bay ngắn ở độ cao lớn”, tờ báo Economic Times của Ấn Độ viết.

“Như các nguồn tin thông báo, mặc dù tên lửa siêu thanh gắn trên tên lửa đẩy đã xuất phát thành công, quá trình thử nghiệm đã không chứng minh được khả năng bay của tên lửa ở vận tốc siêu thanh, bởi vì “Agni-1” đã không tiếp cận được tới độ cao yêu cầu. Các nhà khoa học sẽ nỗ lực giải nghĩa do những nguyên nhân kỹ thuật nào, và sẽ nghiên cứu tất cả những dữ liệu mà họ có”.

Mặc dù những thử nghiệm không thành công hoàn toàn nhưng không có nghĩa là các tên lửa HSTDV có những vấn đề nào đó. Điều này vẫn không phải là tin tốt cho tiềm lực kiềm chế hạt nhân chiến lược của Ấn Độ.

“Agni-1 – tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đang thuộc biên chế của các lực lượng chiến lược và trong quá khứ đã từng trải qua một số lần thử nghiệm thành công. Yếu điểm của nó là không thể đạt tới độ cao cần thiết – đó là lý do khiến phải lo ngại và cần được nghiên cứu”, tờ báo Economic Times lưu ý.

Bản thân dự án vũ khí siêu thanh của Ấn Độ là một nước cờ quan trọng trong cuộc chiến với "người hàng xóm" Pakistan.

Các tên lửa siêu thanh là những vũ khí có khả năng đạt được vận tốc hơn 5M, mặc dù Nga và Mỹ đang nghiên cứu chế tạo vũ khí mà có thể đạt được vận tốc 20M.

Các tên lửa này rất nguy hiểm bởi vận tốc của chúng. Mặc dù vũ khí này vẫn cần phải được kiểm định trong điều kiện chiến đấu thực sự, nhưng quân đội Mỹ lo ngại rằng vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc có thể đạt được những vận tốc lớn này - điều khiến không thể đánh chặn được nó.

Ở cấp độ chiến thuật, điều đó có nghĩa rằng các tàu sân bay và máy bay có thể bị tiêu diệt bởi một loạt bắn những tên lửa này.

Tuy nhiên, ở cấp độ chiến lược, vũ khí siêu thanh thực sự là thứ gieo rắc nỗi sợ hãi. Tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân đi nhanh hơn tên lửa đạn đạo.

Ngoài ra, các tên lửa siêu thanh trang bị những đầu đạn thông thường, có thể, có khả tiêu diệt kho vũ khí hạt nhân của địch ngay trong lần tấn công đầu – không cần phải sử dụng vũ khí hạt nhân để đạt được điều đó.

Vấn đề không phải ở chỗ lần tấn công đó có thành công hay không hoặc bên này hay bên kia có chấp nhận rủi ro và sử dụng vũ khí siêu thanh để kích động một cuộc tấn công lẫn nhau bằng vũ khí hạt nhân hay không.

Khác so với cuộc đối đầu của Mỹ, Nga và Trung Quốc, mà lãnh thổ của các quốc gia này xa cách nhau tới hàng nghìn km đường biển, khoảng cách giữa Dehli và Islamabad chỉ khoảng 650km.

Tên lửa siêu thanh, với khả năng đạt vận tốc 5 hoặc 10M, được phóng lên từ lãnh thổ Ấn Độ hoặc Pakistan, có thể thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu trong vòng vài phút đồng hồ.

Sự nhận thức rằng Ấn Độ có vũ khí siêu thanh có thể đẩy Pakistan "chui đầu vào rọ" và bắt buộc họ phải quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân vì lo sợ sẽ mất tất cả mọi thứ.

NAM HIẾU (Theo inosmi.ru)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/vu-khi-sieu-thanh-cua-an-do-se-dua-pakistan-chui-dau-vao-ro-a284203.html