Tiết lộ lý do đáng sợ khiến Instagram buộc phải bán mình cho Facebook

Trong thương vụ Facebook - Instagram, Instagram dường như không có lựa chọn nào khác ngoài quyết định bán mình cho mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Hôm nay, Mark Zuckerberg, CEO Facebook, đã dành nhiều thời gian trong phiên điều trần trước các nhà làm luật về hoạt động thâu tóm hay sao chép các tính năng từ đối thủ của Facebook chưa đạt đến ngưỡng hành vi tạo thế độc quyền và rằng Facebook vẫn còn rất nhiều đối thủ tồn tại.

Kevin Systrom và Mark Zuckerberg. Ảnh: AP

Dù vậy, khi Mark Zuckerberg ngỏ ý muốn mua Instagram vào năm 2012, người đồng sáng lập Kevin Systrom không có nhiều niềm tin về những gì có thể xảy ra sau đó nếu anh từ chối.

Ảnh: Engadget

“Liệu Mark Zuckerberg có kích hoạt “chế độ phá hủy” nếu tôi từ chối lời mời thâu tóm này hay không?” Systrom nhắn tin hỏi Matt Cohler đến từ Benchmark Capital, theo một hồ sơ được Ủy ban Tư pháp Mỹ công bố liên quan đến phiên điều trần.

“Có thể,” Matt trả lời. Matt Cohler là một trong những nhân sự của Facebook có tham gia đầu tư vào Instagram và sau đó có ghế trong hội đồng quản trị ứng dụng chia sẻ hình ảnh được yêu thích. Cohler đồng thời cảnh báo rằng Mark Zuckerberg sẽ khó cảm thấy chùn bước trong bối cảnh Instagram vẫn muốn gọi thêm vốn như một startup. “Anh ta sự thực sự kích hoạt chế độ phá hủy,” Cohler nói với Systrom.

Ảnh: Engadget

Mặc dù tên của những người tham gia cuộc hội thoại này được bôi đen trong hồ sơ mà Ủy ban Tư pháp công bố, tuy nhiên website của cơ quan này xác nhận họ chính là Kevin Systrom và Matt Cohler.

Sau đó, Kevin Systrom và Matt Cohler đã cân nhắc cách phản ứng tốt nhất liên quan đến mong muốn của Mark Zuckerberg. Họ tính đến một số phương án như làm giảm sức cạnh tranh của Instagram đồng thời khẳng định rằng nó không phải một lựa chọn tốt hay không thể thành công như thể Facebook.

Ảnh: BI

Dù vậy, có hai điều mà cả hai cùng đồng ý: Mark Zuckerberg lo ngại rằng Twitter có thể mua Instagram và họ cũng lo ngại rằng Facebook sẽ “nghiền nát” Instagram nếu Kevin không đồng ý bán nó cho Facebook.

Cuối cùng, hai người kết luận rằng Instagram cần gọi thêm vốn và họ phải thuyết phục Mark Zuckerberg rằng Instagram không phải một mối đen dọa với Facebook.

Ảnh: BI

“Mark không hành động theo cảm xúc, anh ta hành động theo mức độ cạnh tranh,” Systrom chia sẻ. “Đó là lý do vì sao việc tỏ ra mình không hề cạnh tranh với Facebook lại tốt.” Dù vậy, anh thừa nhận họ sẽ không tránh được những rắc rối và vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Facebook thực tế thâu tóm thành công Instagram hai tháng sau khi những tin nhắn giữa Kevin Systrom và Matt Cohler được trao đổi với giá 1 tỉ USD vào tháng 4/2012. Đây là một trong những thương vụ thâu tóm trong làng công nghệ lớn nhất ở thời điểm đó.

Vũ Tuấn Anh

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/cong-nghe/tiet-lo-ly-do-dang-so-khien-instagram-buoc-phai-ban-minh-cho-facebook-20200730193030426.html