Tiềm năng từ nuôi rươi bán tự nhiên

Rươi được coi là một món ăn bổ dưỡng, giàu đạm và có giá trị kinh tế lớn. Trước đây, rươi chỉ có thể khai thác tự nhiên nên số lượng rất hạn chế. Tuy nhiên, những thành công bước đầu của mô hình nuôi rươi bán tự nhiên tại xã Chất Bình (huyện Kim Sơn) đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Tham quan và đánh giá mô hình nuôi rươi tại xã Chất Bình, huyện Kim Sơn.

Mô hìnhnuôi rươi bán tự nhiên được gia đình ông Nguyễn Văn Hiệu (xóm 10, xã Chất Bình)thực hiện trên diện tích 2 sào đất trồng lúa.

Ông Hiệu giải thích, gọi làphương pháp nuôi rươi bán tự nhiên là bởi sử dụng nguồn giống nhân tạo, songnuôi thả trong môi trường tự nhiên - đất trồng lúa, ngoài nguồn thức ăn có sẵntrong môi trường sống, người nuôi vẫn bổ sung thêm thức ăn cho rươi sinh trưởngvà phát triển.

Ông Hiệu cho biết: Để có môi trường sống thích hợp cho rươi sinhsống, từ vụ đông xuân năm 2019, gia đình tôi đã tiếp cận phương pháp canh táclúa theo hướng hữu cơ, không sử phân bón và thuốc trừ sâu hóa học mà sử dụnghoàn toàn bằng phân bón hữu cơ vi sinh.

Sau khi thuhoạch xong lúa đông xuân, ông Hiệu tiến hành tiêu độc khử trùng và bón phân hưũcơ lên men để tiếp tục cải tạo đất. Khi tiến hành lấy nước vào ruộng, cần điêùchỉnh độ mặn hợp lý để tạo môi trường phù hợp, từ 2-10%. Tháng 6/2019, ông Hiêụbắt đầu thả ấu trùng rươi vào ruộng.

Ông Hiệu chia sẻ: Giai đoạn đầu nuôi thảcần bổ sung các loại vi sinh vật và bột tảo xoắn để làm thức ăn cho ấu trùngsinh trưởng. Trong quá trình sinh trưởng, cứ mỗi tuần 1 lần, tôi hòa tan cám cávà bột đậu tương vào nước rồi phun đều lên mặt ruộng.

Đến nay, rươi đã trưởngthành và có thể thu hoạch. Biện pháp thu hoạch cũng khá đặc biệt, đó là cấpnước vào ruộng nuôi để rươi nổi lên trên mặt nước rồi dùng lưới để vớt. ÔngHiệu cho biết: Tôi đã thu được hơn 10kg rươi, giá bán là 450 nghìn đồng/kg, saukhi trừ chi phí tôi đã thu lãi hơn 3 triệu đồng. Được biết, mô hình nuôi rươiđược kỳ vọng đạt sản lượng từ 30-50kg/sào.

Người đưagiống rươi về và chuyển giao kỹ thuật nuôi cho gia đình ông Hiệu là ông TrươngHải Lưu, xóm 7, xã Quang Thiện. Ông Lưu chia sẻ với chúng tôi: Trước đây, rươichỉ có thể khai thác tự nhiên ở vùng ven bãi. Giờ đây, môi trường ngày càng ônhiễm nên số lượng rươi tự nhiên giảm đáng kể, trước đây có 10 thì nay chỉ còn1.

Nhận thấy nguồn lợi lớn từ việc nuôi rươi trên bãi bồi sông Đáy, tôi đã tìmhiểu và tiếp cận nguồn giống rươi nhân tạo được phát triển bởi Tiến sỹ Hà VănNhân, nguyên Viện trưởng Viện Cây và lương thực, thực phẩm Việt Nam. Ngoài môhình tại xã Chất Bình, tôi còn triển khai thêm mô hình trồng lúa hữu cơ và nuôirươi tại xã Quang Thiện.

Qua đánh giá bước đầu, có thể nói mô hình nuôi rươi đãthành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa khoảng 10 lần. Từ nhữngthành công này, trong năm 2020 tôi sẽ mở rộng diện tích mô hình lên 3ha để tiếptục khảo nghiệm hiệu quả kinh tế. Qua đó tôi mong muốn góp một phần công sứcnhỏ bé của bản thân để đem lại cho người nông dân hướng phát triển kinh tế mơícó hiệu quả.

Mô hìnhnuôi rươi là một mô hình mới đối với tỉnh ta. Tuy nhiều địa phương khác trongcả nước đã áp dụng và thành công. Song tính thực tiễn và hiệu quả vẫn cần tiếptục được kiểm chứng. Và nếu thành công, đây sẽ là một hướng phát triển kinh tếmới đem lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân, cũng như đáp ứng nhu cầu củathị trường.

Bài, ảnh:Thái Học

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tiem-nang-tu-nuoi-ruoi-ban-ty-nhien-20191129083549720p2c21.htm