Sáng ngày 24/9, đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai các giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19. Làm việc với đoàn công tác có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sau khi Sở TT&TT tỉnh TT-Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia triển khai mã QR trên thẻ kiểm soát dịch bệnh, đến nay đã có hơn 100 nghìn người đăng ký.
Trên địa bàn tỉnh TT-Huế chỉ còn 99 ca mắc COVID-19 đang điều trị (trong tổng số 796 trường hợp nhiễm bệnh kể từ 28/4 đến nay). Toàn tỉnh đã có 93.233 người dân địa phương được kích hoạt thẻ kiểm soát dịch bệnh qua mã QR quốc gia.
Thẻ Kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR Quốc gia giúp công dân kiểm soát lịch trình di chuyển của bản thân trong giai đoạn dịch bệnh. Trong sáng 21/9, đã có rất đông tiểu thương chợ Đông Ba (TP Huế) háo hức đi làm thẻ.
Chiều 20/9, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, địa phương vừa phối hợp với Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia triển khai mã QR quốc gia qua hình thức 'Thẻ kiểm soát dịch bệnh'.
Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhằm mục đích giúp người dân chủ động phòng, chống dịch, các cơ quan chức năng kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, truy vết thần tốc, khoanh vùng dập dịch, chiều 19/9, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia triển khai mã QR quốc gia qua hình thức 'Thẻ kiểm soát dịch bệnh'.
Trong ngày đầu tiên các cơ sở kinh doanh được mở cửa trở lại với yêu cầu phải quét QR Code để ghi nhận thông tin, đã có thêm 8.327 điểm quét mã QR được tạo mới.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội ngày 16-9 đã làm việc với Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) để nghe giới thiệu về nền tảng công nghệ trong phòng, chống dịch Covid-19. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Công an thành phố, Thành đoàn Hà Nội.
Từ 12h ngày 16-9, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, văn phòng phẩm, sửa chữa điện tử, điện lạnh... tại 19 quận, huyện, thị xã của Hà Nội được hoạt động trở lại; trong đó có yêu cầu bắt buộc với các cơ sở này khi mở lại là phải tạo điểm quét mã QR. Để tạo điểm quét mã QR, đại diện Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, trước hết, chủ cơ sở cần đăng ký để sử dụng được tính năng quét mã QR và quản lý được thông tin người ra vào.
Theo Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia, ứng dụng mới này sẽ kế thừa tất cả những giá trị mà các ứng dụng trước đó đã có trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Chiều 14-9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố chủ trì giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy thành phố với Sở chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Để xây dựng ứng dụng Giúp tôi!, hơn 200 tình nguyện viên người Việt ở khắp nơi trên thế giới đã làm việc không ngừng nghỉ để có thể vận hành một phần mềm sinh động giống như một người bạn, sẵn sàng giúp đỡ người dân.
Mỗi người dân sẽ có một QR dùng chung trên các nền tảng, chứa thông tin cá nhân, dữ liệu liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất tạo tiền đề quan trọng giúp người dân có thể chọn dùng ứng dụng cung cấp mã QR cá nhân phù hợp để phòng chống dịch COVID-19.
Ngày 11/9, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ truy vết F0 cùng một chiến lược bình thường mới. Chiến lược này được xem như cánh cửa để mở ra giai đoạn 'bình thường mới' trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, mà chìa khóa là công nghệ.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất toàn quốc tạo tiền đề quan trọng giúp người dân sử dụng mã này trên tất cả các ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19.
Nền tảng hỗ trợ truy vết F0 được xem như 'cánh cửa' để mở ra giai đoạn bình thường mới trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, với 'chìa khóa' là công nghệ.
Kinhtdothi - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19.
Mỗi người dân tại Việt Nam sẽ được cấp một mã QR cá nhân thống nhất trên tất cả các ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ TT&TT vừa ban hành hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân dùng chung với các ứng dụng chống dịch, thống nhất trên toàn quốc.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kéo dài áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày đối với 4 huyện, thị xã, TP là 'vùng đỏ - cam'.
Thiết bị vòng đeo tay theo dõi người cách ly của Việt Nam sẽ có giá khoảng 800.000 đồng. Dung lượng pin của mỗi thiết bị này đảm bảo hỗ trợ tối đa khoảng 30 ngày sử dụng.
Phiên bản đầu tiên của Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19 đã được Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế hoàn thành. Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia cho biết, sau 1 thời gian gấp rút xây dựng, đến nay phiên bản đầu tiên của Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19 đã được Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế hoàn thiện và cho ra mắt cộng đồng tại địa chỉ: covid19.mic.gov.vn.
Phiên bản đầu tiên của Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế hoàn thành và ra mắt cộng đồng. Theo đó, người dân có thể truy cập trang web covid19.mic.gov.vn để được cung cấp tài liệu, dữ liệu cần thiết giúp phòng, chống dịch hiệu quả.