Miền núi Thanh Hóa có nhiều hồ đập và sông lớn như sông Chu, sông Mã, sông Bưởi, sông Mực. Trên các con sông có nhiều công trình thủy điện vận hành thương mại đã tạo ra hàng nghìn ha mặt nước, là điều kiện thuận lợi để các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, việc người dân đánh bắt, khai thác không khoa học dẫn đến nguồn lợi thủy sản trở nên cạn kiệt, mất đi khả năng tái tạo, phục hồi, dẫn đến hệ sinh thái bị ảnh hưởng.
Mô hình nuôi cá nước lạnh của HTX Thức Mai tại thôn Can Hồ Mông, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã giúp ổn định kinh tế của các hộ thành viên. Đặc biệt, việc sáp nhập 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái trong thời gian tới sẽ giúp HTX mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch, nâng cao hơn nữa đời sống người dân.
Một đoạn video ghi lại khoảnh khắc ấn tượng khi một con chim săn mồi bay là là trên bãi biển với một con cá lớn trong móng vuốt.
Lần đầu tiên Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi. Đây là kết quả đột phá, mở ra tiềm năng lớn cho phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã khai thác tiềm năng, nhiều mô hình thủy sản nước ngọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là hướng đi đang được các địa phương tích cực nhân rộng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp,…thì việc chuyển đổi số chính là xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Do dó, An Giang đã và đang chủ động triển khai chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp nông nghiệp thông minh và phát triển bền vững.
Hợp tác nông nghiệp đóng góp trực tiếp vào Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Australia. Hai bên đã phối hợp triển khai nhiều dự án.
Cá sủ đất có thể đạt kích thước lớn, với chiều dài tối đa hơn 150cm và khối lượng 42kg.
Nhằm thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong giai đoạn 2021 - 2030, Thái Bình định hướng chuyển đổi khoảng 2.800ha diện tích đất bãi bồi, đất trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi thủy sản trong ao bán nổi.
Kế thừa kinh nghiệm từ gia đình, đồng thời áp dụng hiệu quả khoa học công nghệ hiện đại vào nuôi cá, anh Lê Đình Hưng (tổ 5, phường An Bình, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã thu về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tận dụng lợi thế về khí hậu mát mẻ, nguồn nước sạch, nhân dân xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, đã mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư nuôi cá dầm xanh - loài cá quý, xưa kia thường được dùng để tiến vua, mở thêm hướng đi mới trong phát triển kinh tế địa phương.
Thời gian qua, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã tận dụng diện tích ao hồ, mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Không chỉ cải thiện đời sống gia đình, mô hình này còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu cá rô phi sang thị trường Mỹ, khi nhiều nguồn cung lớn của thế giới bị ảnh hưởng trong năm nay.
Loài cá này được ví như 'vàng dưới biển', có giá trị cao tuy nhiên lại có nhiều nhược điểm 'chí mạng', gây khó khăn cho người nuôi.
Sản xuất các loại giống cá đặc sản có giá trị cao kết hợp sản xuất giống thông thường là giải pháp đang được Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai triển khai để phục hồi sản xuất giống.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thuận An, quận Thuận Hóa đã vận động và hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ thành lập các tổ liên kết (TLK) để sản xuất kinh doanh (SXKD). Theo đó, các hội viên đã mạnh dạn đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ vào các mô hình kinh doanh.
Không chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, những người lính Biên phòng còn là những người đồng hành tin cậy của đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội, làm cho vùng biên ngày càng khởi sắc. Những nỗ lực của những người lính mang quân hàm xanh đã góp phần gắn kết tình đoàn kết quân dân khu vực biên giới ngày càng bền chặt và tạo ra một 'phên dậu' vững chắc ở vùng biên cương.
Nhiều năm nay, một số hộ dân ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tiến hành nuôi thủy sản là các loại cá đặc sản và ốc hương ở biển Vũng Chùa và phía trước Đảo Yến. Tuy nhiên, gần đây, cá nuôi trong lồng trên vùng biển này chết không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này không chỉ gây thiệt hại trong sản xuất mà còn tạo ra sự lo lắng đối với người dân.
Những ngày qua, nhiều hộ nuôi biển của Hợp tác xã sản xuất và Thương mại dịch vụ biển Vũng Chùa Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) vô cùng lo lắng trước hiện tượng cá nuôi trong lồng chết bất thường, không rõ nguyên nhân.
Chiều 7/4, tại khu vực Tượng đài tưởng niệm giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước thuộc phường Nam Ngạn; Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa và Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức thả cá giống xuống lưu vực sông, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2025.
Trong không khí chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Hàm Rồng chiến thắng và kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2025), chiều 7/4, tại Khu tưởng niệm giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã, phường Nam Ngạn, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND TP Thanh Hóa và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Mã năm 2025.
Tại Quảng Ngãi, do tình trạng khai thác quá mức dẫn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ và vùng lộng ngày càng cạn kiệt. Ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc cấm biển và cấm khai thác có thời hạn, thả giống tái tạo nguồn lợi để bảo vệ đa dạng sinh học.
Ngày 01/4/2025 Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, lần thứ IV (Nhiệm kỳ 2025-2030) đã diễn ra thành công tại Hà Nội với sự tham dự của 36 đảng viên được triệu tập.
Giống thủy sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thủy sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách hủy diệt đã làm cho giống loài thủy sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.