Sau gần một tuần đi ngang, tỷ giá USD/VND đã bật tăng trở lại với tỷ giá bán ra phổ biến ở mức 26.305 VND/USD. Tuy vậy, tỷ giá tại các ngân hàng vẫn giữ khoảng cách khá an toàn với mức trần quy định.
Trong phiên giao dịch ngày 14/7, giá vàng thế giới quay đầu giảm sau khi chạm mức cao nhất trong ba tuần, do nhà đầu tư chuyển sự chú ý sang các diễn biến thương mại toàn cầu và dữ liệu kinh tế Mỹ. Đồng thời, sức hấp dẫn của vàng phần nào suy giảm khi giá bạc vươn lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.
MBS Research dự báo tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 26.600 – 26.750 VND/USD vào cuối năm, tương ứng với mức tăng 4,5% - 5% so với đầu năm.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, đặc biệt là các động thái mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, giá vàng thế giới đã ghi nhận xu hướng tăng trong phiên giao dịch đêm qua và sáng nay (11/7). Tuy nhiên, đà phục hồi của đồng USD vẫn đang tạo áp lực không nhỏ lên thị trường kim loại quý.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, giá vàng đã phục hồi trong phiên giao dịch ngày 7/7, khi nhà đầu tư gia tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro trước các biến động địa chính trị. Đồng thời, thông tin Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục mua ròng vàng đã hỗ trợ thêm cho đà tăng của kim loại quý này.
Sáng nay (7/7), thị trường châu Á chứng kiến giá vàng thế giới lao dốc ngay khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần. Diễn biến bất ngờ này phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước các yếu tố kinh tế và chính sách toàn cầu có tính tác động trái chiều.
Trên thị trường tự do, giá USD đã vượt mốc 26.500 VND, trong khi tỷ giá tại các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước đều tiệm cận mức trần quy định.
Trong phiên giao dịch ngày 2/7, giá vàng thế giới tăng nhẹ nhờ dữ liệu việc làm của Mỹ yếu hơn kỳ vọng, làm dấy lên khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm điều chỉnh chính sách lãi suất. Tuy nhiên, đà tăng không bền vững khi quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới - SPDR Gold Trust tiếp tục bán ròng, tạo áp lực giảm giá lên kim loại quý này.
Giá vàng thế giới tiếp tục ghi nhận đà tăng trong phiên giao dịch gần nhất, vượt ngưỡng 3.300 USD/oz, giữa bối cảnh đồng USD chịu áp lực giảm giá mạnh và Thượng viện Mỹ chính thức thông qua dự luật giảm thuế do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
Theo TS. Nguyễn Hữu Huân, việc tỷ giá tăng nóng trong những thời gian gần đây xuất phát từ hai nguyên nhân là chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ lớn và ảnh hưởng từ căng thẳng về thuế quan.
Đây là dự báo của ông Lê Hoài Ân - CFA Founder IFSS, chuyên gia đào tạo và tư vấn hoạt động ngân hàng, Công ty cổ phần Giải pháp tài chính tích hợp khi trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán về diễn biến tỷ giá VND/USD từ nay tới cuối năm.
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Bình Định để trả lời kiến nghị về việc sớm có giải pháp phối hợp để hạ giá vé máy bay xuống mức hợp lý và ổn định.
Hiện các hãng hàng không đều xây dựng các mức giá vé linh hoạt với nhiều dải giá từ thấp đến cao tùy cung - cầu, điều kiện vé, thời điểm xuất vé, chất lượng dịch vụ…đảm bảo không vượt mức giá tối đa quy định.
Tỷ giá trung tâm giảm 2 đồng, VN-Index giảm nhẹ 1,08 điểm (-0,08%) xuống mức 1.366,67 điểm, hay giá xăng giảm, giá dầu tăng trong kỳ điều chỉnh ngày 26/6… là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 26/6.
Dù chỉ số US Dollar Index (DXY) lùi về đáy ba năm, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại vẫn duy trì sát mức trần quy định. Trong khi đó, tỷ giá chiều mua vào bắt đầu 'hạ nhiệt'.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành và rủi ro liên quan đến thuế đối ứng tiếp tục là những thách thức đối với tỷ giá, dẫn đến nhịp tăng mạnh từ đầu quý II/2025.
Nhiều ngân hàng đã niêm yết tỷ giá bán ra đồng USD lên tới 26.310 đồng/USD vào ngày 24/6 – mức cao nhất trong lịch sử.
Giá USD tại các ngân hàng thương mại trong nước đang được điều chỉnh liên tục. Đặc biệt, trong tháng 6 này, tỷ giá USD biến động qua từng ngày. Tỷ giá trung tâm vượt 25.000 đồng. Giá USD tại các ngân hàng tăng lên đỉnh cao mới, vượt 26.310 đồng/USD ở chiều bán.
Đồng USD tiếp tục đà tăng và thiết lập mức cao nhất trong gần 4 tháng do căng thẳng địa chính trị leo thang tại Trung Đông, gây sức ép đáng kể lên giá vàng trong phiên giao dịch sáng nay (23/6).
Thị trường tiền tệ tuần từ ngày 16 đến 20/6 ghi nhận diễn biến đáng chú ý khi tỷ giá USD/VND tăng mạnh, tỷ giá trung tâm lập đỉnh mới ở mức 25.031 VND/USD. Trong bối cảnh tỷ giá căng thẳng, hoạt động thị trường mở trầm lắng, lãi suất liên ngân hàng xuống mức thấp nhất hơn 1 năm, lãi suất qua đêm chỉ còn 1,67%.
Giá vàng thế giới đang dao động quanh ngưỡng 3.400 USD/oz trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất và phát tín hiệu có thể giảm lãi suất hai lần trong năm nay. Mặc dù căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông tiếp tục leo thang, diễn biến thị trường kim loại quý cho thấy sự giằng co rõ nét.
Các chuyên gia dự báo việc giữ ổn định tỷ giá sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm nay bởi một số yếu tố. Trong đó, rủi ro liên quan đến thuế đối ứng sẽ là yếu tố có tác động lớn đối với tỷ giá USD/VND trong năm 2025.
Mặc dù chỉ số DXY đã hạ nhiệt, tâm lý đầu cơ USD trong nước vẫn hiện hữu, khi nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tiếp tục ưu tiên đồng bạc xanh như một tài sản an toàn...
Thị trường vàng quốc tế tiếp tục thể hiện xu hướng biến động giằng co quanh ngưỡng then chốt 3.400 USD/oz khi nhà đầu tư theo dõi sát sao các diễn biến địa chính trị tại Trung Đông và chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust vẫn duy trì động thái mua ròng trong ba tuần liên tiếp, củng cố niềm tin dài hạn vào kim loại quý này.
Theo Chứng khoán Vietcombank, dù chỉ số DXY đã hạ nhiệt, tâm lý đầu cơ đồng bạc xanh vẫn được ưu tiên do lo ngại rủi ro từ căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng mang tính ngắn hạn.
Từ đầu năm đến nay, tỷ giá tại Vietcombank đã tăng 2,7%. Trong đó, tính từ đầu quý II/2025, tỷ giá tăng hơn 1,95%.
Thị trường tiền tệ tuần qua (9 - 13/6) ghi nhận lãi suất cho vay tại các ngân hàng có xu hướng giảm, trong khi tỷ giá USD/VND mặc dù có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn chịu áp lực từ nhiều yếu tố neo ở mức cao bất chấp xu hướng suy yếu của đồng USD trên thị trường quốc tế.
Mặc dù các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ghi nhận bước tiến tích cực, giá vàng thế giới vẫn tiếp tục tăng, phản ánh tâm lý phòng ngừa rủi ro vẫn hiện hữu trên thị trường tài chính toàn cầu. Giới chuyên gia nhận định rằng chừng nào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa đạt được một thỏa thuận cuối cùng và mang tính ràng buộc về thuế quan, nhu cầu nắm giữ vàng như một tài sản trú ẩn an toàn vẫn sẽ còn duy trì ở mức cao.
Thị trường vàng thế giới đang trải qua nhiều biến động đáng chú ý khi giá giảm mạnh, tiến sát mốc 3.300 USD/oz. Diễn biến này phản ánh tâm lý thận trọng của giới đầu tư trong bối cảnh chờ đợi kết quả đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra tại London, cùng với kỳ vọng về báo cáo lạm phát Mỹ sẽ được công bố trong tuần này.
Thị trường vàng nội sáng 10/6 bật tăng trở lại, khi các thương hiệu lớn đồng loạt điều chỉnh giá. Vàng miếng SJC lên tới 117,7 triệu đồng/lượng cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 16,5 triệu đồng, dù kim loại quý quốc tế chỉ nhích nhẹ sau tuần lao dốc.
Cập nhật giá vàng sáng 9/6: Giá vàng thế giới đi xuống, mất mốc 3.300 USD/ounce trong khi vàng miếng SJC vẫn tăng ở chiều mua.
Tỷ giá trung tâm có thời điểm tăng cao kỷ lục, vượt ngưỡng 25.000 VND/USD, trong khi tỷ giá trên thị trường tự do lại giảm... là những diễn biến chính của thị trường tiền tệ tuần qua.
Tỷ giá USD hạ nhiệt sau khi lần đầu tiên vượt mức 25.000 VND/USD. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, điều hành tỷ giá ở Việt Nam đang ở vị thế cực kỳ khó khăn.
Thị trường tiền tệ tuần qua (2 - 6/6) ghi nhận lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, tiệm cận mốc 3%, bất chấp nhà điều hành không bơm vốn qua OMO hai phiên và hút ròng hơn 15.000 tỷ đồng. Cùng thời điểm, tỷ giá trung tâm cao kỷ lục, vượt mốc 25.000 VND/USD. Những diễn biến trái chiều cho thấy chính sách tiền tệ đang đối mặt bài toán khó.
Trong phiên giao dịch ngày 5/6, giá vàng thế giới giảm đáng kể sau khi xuất hiện thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống nhất nối lại các vòng đàm phán thương mại song phương trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tâm lý giới đầu tư cũng trở nên thận trọng hơn trước thời điểm Mỹ công bố báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 5.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, tiệm cận ngưỡng 3.400 USD/oz, khi đồng USD suy yếu sau các số liệu kém tích cực về tình hình việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân Mỹ.
Giá vàng thế giới tăng vọt 2,5% ngày đầu tuần, ngược lại, chỉ số DXY đo sức mạnh đồng bạc xanh về gần mức thấp nhất trong ba năm. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND vẫn tăng mạnh.
Trưa ngày 2/6, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh giá vàng miếng xuống còn 115 - 117 triệu đồng mỗi lượng, giảm lần lượt 700.000 đồng ở chiều mua vào và 1,2 triệu đồng ở chiều bán ra so với phiên mở cửa sáng cùng ngày. Mức chênh lệch giữa giá mua và bán hiện được thu hẹp xuống còn 2 triệu đồng mỗi lượng.
Năm nay, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tuyển sinh 6 ngành đào tạo với 9 chương trình đào tạo, tổng chỉ tiêu là 3000 sinh viên.
Khép lại tuần cuối tháng 5, diễn biến nổi bật trên thị trường tiền tệ tuần qua (26 - 30/5) cho thấy, tỷ giá trung tâm tăng lên đỉnh lịch sử 24.978 VND/USD, tỷ giá bán USD của một số ngân hàng cũng ở mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh đó, nhà điều hành hút ròng 21.412,14 tỷ đồng tháng qua, thị trường vẫn chịu sức ép khi dự kiến nhu cầu ngoại tệ tăng trong tháng 6.
Sáng ngày 29/5, thị trường vàng trong nước chứng kiến đợt điều chỉnh giảm sâu, đưa giá vàng miếng và vàng nhẫn xuống mức thấp nhất trong vòng một tháng.