Hiện nay, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai mới cung cấp nước cho hơn 11% tổng diện tích cây trồng. Tỷ lệ này còn rất thấp so với tỷ lệ trung bình ở khu vực Tây Nguyên là 25%.
Hiện nay, giá hồ tiêu tăng lên mức 57-60 ngàn đồng/kg. Đây được xem là cơ hội tốt cho người trồng hồ tiêu ở Gia Lai sớm vượt qua khó khăn.
Ngày 2-3, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 2 và triển khai nhiệm vụ tháng 3-2021. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan.
Những ngày này, bà con nông dân ở Gia Lai đang bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Tuy giá hồ tiêu đang ở mức cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng do năng suất giảm sâu khiến nhiều hộ dân tiếp tục lâm vào cảnh khó khăn chồng chất.
Lâm tặc thường lợi dụng thời gian nghỉ Tết để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trong những ngày này được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở Gia Lai đặc biệt chú trọng.
Ngành chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng; quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao mức sống cho người dân.
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, các sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động, đề ra nhiều giải pháp thiết thực, sát với tình hình thực tế nhằm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025).Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định 4 chương trình trọng tâm. Đó là tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực; đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch; phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu.Bứt phá về kinh tếGiám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hồ Phước Thành cho biết: Sở đã tham mưu giúp UBND tỉnh trình Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề thực hiện 2 trong 4 chương trình trọng tâm. Đó là tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực; đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch nhằm phát huy hết các nguồn lực phục vụ cho đầu tư phát triển.
Hiện nay, xu hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung vào các sản phẩm chủ lực mà tỉnh Gia Lai có thế mạnh, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp đang được nhân rộng.
Những năm gần đây, Gia Lai đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Nhờ đó, ngành nông nghiệp đã có bước đột phá trong sản xuất và chế biến, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Thành quả này là động lực để ngành nông nghiệp tự tin cất cánh những năm tới.
Những năm qua, ngành chăn nuôi tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức như: dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường không ổn định… Do đó, tỉnh xác định tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đưa ngành này từng bước phát triển theo hướng bền vững.Hiệu quả từ chăn nuôi tập trung, áp dụng công nghệ caoQua 10 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp (2011-2020), sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh liên tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,28%; đến năm 2020, giá trị sản xuất đạt 30.186 tỷ đồng, gấp 1,29 lần so với năm 2015.
Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản cũng như khuyến khích nông dân tích cực tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất để hình thành các vùng nguyên liệu đáp ứng cho nhà máy chế biến.
Qua 10 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thay đổi diện mạo vùng nông thôn ở Gia Lai. Tuy nhiên, để chương trình thực sự đi vào chiều sâu thì cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, vướng mắc, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đề ra các giải pháp căn cơ trong thời gian tới.
Sáng 22-12, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức lớp tập huấn 'Nâng cao nhận thức về các rào cản kỹ thuật, đặc biệt là mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật vào thị trường Trung Quốc'.
Chiều 18-12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai các nghị quyết của kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa XI về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản và dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2021. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và lãnh đạo 17 huyện, thị xã, thành phố tại các điểm cầu trên địa bàn tỉnh.
Dự án sân golf Đak Đoa (thuộc địa phận xã Glar, xã Tân Bình và thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa) đang được kỳ vọng sẽ tạo đột phá về kinh tế-xã hội, tăng thêm nguồn lực hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào tỉnh Gia Lai. Không những mang lại lợi ích về kinh tế, dự án còn giữ được rừng và cảnh quan môi trường.
Những ngày cuối năm 2020, các nhà thầu đang tập trung hoàn thiện hệ thống thủy lợi Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai). Với thiết kế kỹ thuật hơn 10 triệu m3 nước, hồ Plei Thơ Ga điều tiết nguồn nước cho hệ thống thủy lợi cùng tên và đập dâng Ia Hlốp, cấp nước sinh hoạt cho 19.000 người dân và nước tưới cho 1.620 ha cây trồng các loại.
Trong ngày làm việc cuối cùng (10-12) của kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa XI (nhiệm kỳ 2016-2021), các đại biểu tiến hành thảo luận chung tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn nhiều vấn đề được cử tri quan tâm. Kỳ họp cũng nghe lãnh đạo UBND tỉnh trả lời về một số vấn đề mà các đại biểu nêu ý kiến và biểu quyết thông qua các nghị quyết của kỳ họp.
Sau 4 năm triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác đối tác chiến lược phát triển vùng nguyên liệu mía ở khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai, mới đây, Công ty Phân bón Việt Nhật (JVF) đã bàn giao công trình xây dựng bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất cho Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS). Dựa vào bản đồ này, QNS sẽ xây dựng quy trình canh tác và bón phân phù hợp cho từng loại đất, giúp người trồng mía nâng cao hiệu quả sản xuất.
Người dân khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang bước vào vụ thu hoạch cà phê với tâm trạng kém vui. Nguyên nhân do năng suất cà phê vụ này giảm mạnh, nhân công khan hiếm trong khi giá mặt hàng này vẫn giữ nguyên như năm ngoái.
Từ cuối tháng 10 đến nay, giá mủ cao su trên thị trường tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm qua. Đây là tín hiệu vui cho doanh nghiệp cao su cũng như nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai sau nhiều năm khốn đốn vì giá mủ lao dốc.
Sáng 27-10, UBND tỉnh Gia Lai và Tập đoàn Lộc Trời (tỉnh An Giang) đã ký bản ghi nhớ chương trình hợp tác xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất-tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến được xác định là 1 trong 3 trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Gia Lai. Đây là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao giá trị, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương; qua đó, thúc đẩy việc hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ phát triển bền vững.
Sáng 15-9, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành giai đoạn 2016-2020 và định hướng các năm tiếp theo. Cùng dự có lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Nội vụ, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ.
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành tại hội nghị sơ kết công tác tháng 8 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 9-2020 diễn ra ngày 1-9.
Thời gian qua, các ngành chức năng đã nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường đầu ra sản phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn thiếu những thông tin cần thiết về thị trường, dẫn đến khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Gia Lai đang bước vào cao điểm mùa khô, nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng cao. Trước tình hình này, các ngành chức năng đã chủ động lên kế hoạch, có giải pháp cung ứng điện, nước đảm bảo để phục vụ nhu cầu của người dân.
Dịch Covid-19 cùng với dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm xuất hiện ở một số tỉnh, thành đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã định hướng nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định.
Đến thời điểm này, công trình thủy lợi Ia Mơr đã hoàn thiện các hạng mục quan trọng để có thể đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay là cần chuyển đổi khoảng 7.500 ha đất rừng để có vùng tưới. Hiện địa phương đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ, rà soát và xây dựng kế hoạch chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, tránh tình trạng công trình xây xong 'đắp chiếu', gây lãng phí nguồn lực đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.
Chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả đang là xu hướng được nhiều nhà nông trong tỉnh nhân rộng. Nhằm nâng cao giá trị các loại trái cây và vươn xa đến các thị trường khó tính, một số địa phương đã linh động chuyển đổi từ hình thức sản xuất tự phát sang sản xuất theo quy hoạch.
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn như hạn hán, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và giá các mặt hàng nông sản tụt giảm song năm 2019, ngành nông nghiệp vẫn phát triển ổn định, chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa.