Trước kia, khi nhắc đến khu Mả Lạng (P.Nguyễn Cư Trinh, Q1), nhiều người không khỏi rùng mình vì nơi đây là địa bàn phức tạp về ma túy. Sau nhiều năm, dưới sự chung tay của các cấp chính quyền và Công an địa phương, khu vực này đã được chuyển hóa. Mặc dù vậy, Công an Q1 vẫn luôn quản lý địa bàn này sát sao. Khi vừa phát hiện những kẻ nghiện lai vãng đến khu vực này để mua 'hàng', đơn vị nhanh chóng xác lập chuyên án đấu tranh. Đến giữa tháng 6/2024, Đội CSĐTTP về ma túy - Công an Q1 và Công an P.Nguyễn Cư Trinh đã xóa sổ ổ ma túy hoạt động mang tính chất gia đình tại khu vực này.
Bí thư quận 1 Dương Anh Đức chia sẻ, thay đổi tình cảnh người dân chia ca để ngủ là 'bài toán thế kỷ'. Nhiều nhà đầu tư tìm đến nhưng không thể làm được dự án, dù chính quyền hỗ trợ hết mình.
Được mệnh danh là 'quận nhà giàu' ở TPHCM, nhưng quận 1 còn tồn tại những căn nhà tí hon. Người trong gia đình có lúc phải chia ca để ngủ, đi vệ sinh ké.
Bạn đọc mong rằng, TP.HCM cần nhanh chóng có giải pháp đối với những khu đô thị 'vàng' chưa phát triển như 'Chinatown' ở quận 5, khu Bàn Cờ quận 3 hay khu Mả Lạng - Cống Quỳnh quận 1.
'Chinatown' ở quận 5, khu Bàn Cờ quận 3 hay khu Mả Lạng - Cống Quỳnh quận 1… là những khu đô thị tiềm năng phát triển còn sót lại của trung tâm TP.HCM.
Nhiều nhà trọ, phòng trọ, chung cư mini ở trong hẻm sâu, hẹp, cách xa nguồn nước, không đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
Dự án 'treo' nhiều năm, có dự án đã hơn 30 năm, khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân rơi vào bế tắc vì không được xây sửa, cải tạo.
Sau khi thu hồi Dự án Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh, quận 1 (còn gọi là khu Mả Lạng), TP.HCM sẽ đấu thầu để chọn nhà đầu tư mới thực hiện Dự án, nhằm xóa khu 'ổ chuột' giữa trung tâm Thành phố.
Giữa tháng 3 vừa qua, được nhận tờ giấy khai sinh, bà Dương Bạch Mai (SN 1970, nhà ở khu Mả Lạng, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP Hồ Chí Minh) cười mà nghẹn ngào: 'Bao năm qua trông chờ, giờ tôi mới được nhận giấy khai sinh của mình. Vậy là tôi sẽ được làm căn cước công dân (CCCD), sẽ được mua bảo hiểm y tế (BHYT)'.
Vì quy hoạch treo trong suốt hơn 20 năm qua nên hàng ngàn hộ dân khu Mả Lạng rơi vào cảnh 'đi không được, ở cũng không xong'.
Thị trường nhà phố cho thuê bán lẻ TP.HCM khó khăn; tranh quyền quản lý tòa nhà cao cấp; người dân sống thấp thỏm trong những căn nhà 'tí hon'; đấu giá nhà, đất công ế ẩm… là các tin tức nổi bật tuần qua.
Nước mắt không phải lúc nào cũng đi đôi với đau khổ mà đôi khi nước mắt gắn với những niềm vui không thể thốt nên lời. Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của nhiều người dân P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.Hồ Chí Minh vào sáng 15/3/2024, khi họ cầm trên tay tờ Giấy Khai sinh vừa được cấp, còn thơm mùi mực in. Nhiều người đã bật khóc ngay trên sân khấu khi được cán bộ phường và Công an trao Giấy Khai sinh và mã số định danh cá nhân. Từ thời điểm này, họ chính thức có tên tuổi, được thừa nhận và được hưởng đầy đủ các quyền lợi khác như bao người dân Việt Nam khác, điều mà họ mong mỏi suốt nhiều thập kỷ.
Hàng trăm căn nhà ẩm thấp, chật chội với diện tích chưa đến 20m2, là nơi ở của những lao động nghèo tại khu Mả Lạng (Quận 1, TP.HCM). Nhiều năm qua, người dân tại đây phải sống trong cảnh nhà tạm bợ, tù túng, thiếu ánh.
Hơn 40 năm sinh sống tại khu Mả Lạng, ông Lua Deng Soan ít khi mời ai đến chơi vì nhà quá nhỏ, không thể đón tiếp chu đáo. Còn các hộ dân khác không dám sửa chữa nhà cửa vì một ngày nào đó sớm phải di dời.
Khu Mả Lạng đang triển khai các thủ tục đấu thầu mới, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch, đây là 2 trong nhiều tín hiệu tốt cho diện mạo đô thị
Nhà ở xã hội giá dưới 1 tỷ đồng bung hàng; hai khách hàng nước ngoài được hoàn tiền khi mua phải dự án 'đứng hình', thị trường căn hộ phía Nam nhộn nhịp… là các tin tức nổi bật tuần qua.
Hai dự án khu Mả Lạng (quận 1) và chung cư Ngô Gia Tự (quận 10) đều có chung cảnh bị treo nhiều năm qua, người dân không thể sửa chữa, xây mới… Trong những ngày đầu tháng 3-2024, TPHCM đã có kế hoạch thúc tiến độ chỉnh trang, cải tạo tại hai dự án nêu trên.
Thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị đấu giá nhiều khu 'đất vàng', tận dụng lợi thế nguồn lực đất đai để phát triển đô thị, kinh tế - xã hội. Vì vậy, khâu xác định giá đất được xem là 'chìa khóa' để khơi thông nguồn lực quan trọng này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM sẽ phối hợp các sở, ngành để sớm đấu thầu, đầu tư dự án, chỉnh trang khu vực 'tứ giác vàng' Nguyễn Cư Trinh sau hơn 20 năm bất động…
Hơn chục năm qua, hàng trăm hộ dân ở khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (còn gọi khu Mả Lạng, quận 1 - TP HCM) sống trong căn nhà chật chội, ẩm thấp và thiếu ánh sáng.
Khu Mả Lạng có vị trí ở trung tâm TP.HCM, được bao quanh bởi 4 tuyến đường gồm Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi - Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu…
Dự án tứ giác Nguyễn Cư Trinh (dự án khu Mả Lạng) đang được triển khai các khâu để làm thủ tục đấu thầu mới. Thời gian tới, TP.HCM sẽ sớm triển khai đấu thầu, đưa vào đầu tư dự án.
Ngày 2-3, UBND TPHCM tổ chức hội nghị kiểm tra kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2024, giải quyết kiến nghị của UBND TP Thủ Đức và UBND quận 1, quận 7, huyện Cần Giờ.
Sau khi hủy hàng nghìn thông báo thu hồi đất, TP.HCM đang rà soát các thủ tục để tiến hành đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án Khu 'tứ giác vàng' Mả Lạng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM sẽ phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan để sớm triển khai công tác đấu thầu, đưa vào đầu tư, chỉnh trang khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh
Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai cho biết TP.HCM đang thực hiện đấu thầu mới đối với dự án khu Mả Lạng.
Gần đây, giới chuyên môn ở Hà Nội không ngớt bàn tán về một đề xuất được coi là táo bạo trong hội thảo 'Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050'.
Nhà xập xệ xuống cấp, cuộc sống quanh năm gần như 'không thấy ánh mặt trời' là những gì đang diễn ra tại một số khu nhà siêu nhỏ tại TP.HCM
Giao thời, khu Mả Lạng được biết đến như vùng 'đất dữ', các tay anh chị, du đãng tìm về trú ngụ trong những con hẻm nhỏ.
Trước đây, khu Mả Lạng chỉ có một con hẻm thông từ nghĩa trang Cầu Kho ra đường lớn Nguyễn Cư Trinh. Những cô gái đẹp có nhà phía trong phải đi qua con hẻm này để ra ngoài.
Những hòn đá tảng cản trở sự phát triển của đô thị sẽ được hóa giải bằng Nghị quyết 98/2023, tư duy về quy hoạch, sự linh hoạt trong tính toán ở mỗi dự án...
Nằm ở trung tâm TP HCM nhưng cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ở khu Mả Lạng chưa thay đổi sau hàng chục năm
Năm 2023, TPHCM tiếp tục áp dụng mức tối thiểu 8 m2/người theo quy định của Luật Cư trú để xác định diện tích bình quân đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của tổ chức, cá nhân.
Khu vực trung tâm TP.HCM gồm: các trục đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi, Công viên 23/9, khu vực nhà ga Bến Thành, Chợ Bến Thành sẽ được thiết kế tổng thể và lên kế hoạch đầu tư xây dựng…
Nhiều người dân sống ở các chung cư cũ, khu dân cư bị quy hoạch 'treo' ở trung tâm TP Hồ Chí Minh cho biết sẵn sàng di dời nếu được bố trí tái định cư thích hợp. Thế nhưng, thành phố lại thiếu quỹ đất tái định cư. Vì vậy vùng lõi đô thị vẫn khó chỉnh trang.
Dự án cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức, TPHCM) có tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng. Công trình này được khởi công từ tháng 6/2016 và hạn định thời gian hoàn thành vào năm 2018 nhưng đến nay đã 5 năm nằm 'phơi sương' với chỉ 39% khối lượng được thi công.
Người dân sống trên những dự án 'treo' nói chung phải chịu không ít thiệt thòi suốt quãng thời gian dài, nên cần cơ chế để bù đắp, đảm bảo công bằng về quyền lợi chính đáng cho họ.