Thách thức giảm phát thải chất POP

Cùng với quá trình công nghiệp hóa và gia tăng tiêu dùng, nhiều ngành sản xuất tại Việt Nam sử dụng các hóa chất nguy hại như chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và thủy ngân…

Trúng đậm nhờ trồng dừa hữu cơ

Với việc mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng dừa hữu cơ gắn với tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu. Trong hành trình ấy, vai trò của HTX trở thành điểm tựa vững chắc cho người nông dân.

Xã Tân Hưng – 'Kho báu' nhãn đặc sản của Hưng Yên

Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản. Với định hướng sản xuất an toàn, hữu cơ, nơi đây không chỉ nâng cao giá trị kinh tế mà còn góp phần khẳng định thương hiệu nông sản Hưng Yên trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hướng phát triển kinh tế mới

Cao nguyên Sìn Hồ nằm ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, được thiên nhiên ưu đãi nền nhiệt mát mẻ quanh năm, đất đai màu mỡ, nguồn nước ổn định. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển nông, lâm nghiệp hữu cơ, bền vững, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc bán chăn thả. Với lợi thế đó, HTX Mý Dao (xã Sìn Hồ) đầu tư mô hình nuôi ngựa bạch sinh sản và ngựa thương phẩm theo hướng dược liệu, an toàn sinh học.

Cuba: Nguồn thức ăn chăn nuôi từ ruồi lính đen

Tại một ngôi làng nhỏ ngoại ô thủ đô La Habana, bác sĩ Yodermis Díaz, 51 tuổi bắt đầu ngày mới bên những lồng ấp ruồi lính đen (tên khoa học Hermetia illucens), loài côn trùng có giá trị dinh dưỡng cao đang được nuôi để làm thức ăn cho cá và vật nuôi.

Chế biến vỏ sầu riêng 'rác thải' thành nhiều sản phẩm hữu ích

Hơn 1 triệu tấn vỏ sầu riêng mỗi năm, vốn bị coi là rác thải ở Việt Nam, có thể biến thành than sinh học, phân bón hữu cơ, giấm gỗ nhờ bàn tay công nghệ.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên làm việc với Công ty cổ phần Morigana Nutritional Foods Việt Nam

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh, với trên 22.000 ha chè, lớn nhất cả nước, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển chè hữu cơ, là điều kiện lý tưởng để phát triển sản phẩm matcha.

Anh nông dân đam mê làm nông nghiệp sạch

Anh Bùi Xuân Sử ở xã Tân Hưng, tỉnh Hưng Yên là một trong những người tiên phong trong sản xuất nhãn theo quy trình hữu cơ, mở ra hướng đi mới và bền vững cho nông sản quê hương.

Thực trạng canxi đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long từ kết quả chương trình 'Canh tác lúa thông minh'

Đối với đất, canxi giúp gia tăng độ bão hòa base của đất, đuổi mặn, tạo cấu trúc và kềm giữ chất hữu cơ trong đất. Còn đối với lúa, canxi là dưỡng chất quan trọng, giúp cứng cây, đứng lá, kháng sâu bệnh, chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường như mặn, phèn, ngộ độc hữu cơ…

Giá dừa khô duy trì ở mức cao, người trồng phấn khởi

Hiện tại, các xã chuyên canh dừa trong vùng ngọt hóa Gò Công ở các địa phương phía Đông của tỉnh Đồng Tháp, thương lái đến thu mua dừa khô nguyên liệu với giá từ 150.000 - 180.000 đồng/chục (12 trái).

Tiếp tục duy trì liên kết sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ Quế Lâm

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm và các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành xây dựng, phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, tạo sản phẩm sạch, an toàn, cung cấp thị trường.

Nông thôn mới chuyển mình từ những HTX nông nghiệp sạch

Xã Cự Đồng (tỉnh Phú Thọ mới) sau sáp nhập đang chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Giữa những triền đồi trung du, nhiều HTX đang góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.

Đột phá làm giàu nhờ chuyển đổi trồng hồ tiêu hữu cơ

Trong bối cảnh ngành hồ tiêu từng trải qua giai đoạn 'bong bóng' khi giá tăng cao, rồi lao dốc khiến nhiều người phá bỏ vườn cây, thì tại một số địa phương, những người nông dân và HTX đã lựa chọn một hướng đi khác biệt, mở ra con đường thoát nghèo, làm giàu.

Trồng ổi lê Thái Lan theo tiêu chuẩn hữu cơ, thu nửa tỷ đồng mỗi năm

Đưa giống ổi lê Thái Lan vào trồng, anh Đặng Văn Cường (phường Trần Phú, Hà Tĩnh) đã phủ xanh hơn 3 ha đất bỏ hoang, áp dụng canh tác hữu cơ để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao.

Liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị Quế Lâm

Công ty Quế Lâm và các xã, phường ở Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng hành phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị, đưa nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển bền vững.

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Khởi động dự án kiểm soát chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và thủy ngân

Sáng 11/7, Hội thảo khởi động dự án 'Giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái' đã được tổ chức tại Hà Nội.

Hành trình khẳng định thương hiệu thịt lợn thảo dược Sáng Nhung

Từ vùng đất Đông Thọ, Hợp tác xã (HTX) sản xuất thực phẩm an toàn Sáng Nhung đã viết nên câu chuyện truyền cảm hứng về mô hình chăn nuôi và chế biến thịt lợn thảo dược theo chuỗi khép kín, mang lại sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều danh hiệu uy tín. Tiêu biểu như: Đạt OCOP 4 sao, chứng nhận ISO, danh hiệu Ngôi Sao HTX năm 2024, Mai An Tiêm năm 2025 và đặc biệt được Hội Người tiêu dùng Việt Nam bình chọn thịt lợn thảo dược và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn thảo dược Sáng Nhung là Sản phẩm tiêu dùng tin cậy năm 2024.

Khởi động dự án 33,1 triệu USD nhằm giảm thiểu ô nhiễm hóa chất tại Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 11/7 đã khởi động Dự án 'Giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái', trị giá 33,1 triệu USD.

Hơn 33 triệu USD giảm thiểu phát thải của chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và thủy ngân

Dự án 'Giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm POP và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái,' nhằm giảm thiểu rủi ro đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng...

Điều kiện chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Công ty của ông Vũ Duy Đại (Ninh Bình) có nhu cầu chuyển giao chất thải của heo sau ép khô (dùng máy ép khô và là chất thải rắn công nghiệp thông thường đã xử lý sơ bộ) cho đơn vị sản xuất phân bón hữu cơ.

Hơn 33 triệu USD giảm thiểu chất ô nhiễm hữu cơ và thủy ngân tại Việt Nam

Theo công ước Stockholm mà Việt Nam là thành viên, hiện có 37 chất POP được kiểm soát chặt chẽ. Tại Việt Nam, nhiều chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) như SCCP, MCCP, LCCP đang được sử dụng trong sản xuất cao su, nhựa, sơn, da, giấy…

Kiểm soát các chất ô nhiễm: Cần nâng cao năng lực để giảm rủi ro môi trường

Dự án 'Giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm POP và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái,' nhằm giảm thiểu rủi ro đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Khởi động dự án kiểm soát các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và thủy ngân

Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành đã quy định cụ thể về mua sắm xanh, nhằm thúc đẩy việc lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường

Cơ hội thị trường cho rau quả giảm phát thải

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, xu hướng tiêu dùng Xanh tăng mạnh ở các thị trường trọng điểm như: Trung Quốc, châu Âu đang mở ra 'dư địa' tăng trưởng mới cho ngành rau quả Việt Nam, đặc biệt là nhóm sản phẩm sản xuất theo hướng giảm phát thải.

Du lịch không rác thải cần mạng lưới rộng hơn

Nhiều ý kiến tại hội thảo ra mắt Mạng lưới Du lịch Không Rác Việt Nam tại Đà Nẵng chỉ ra, mô hình 'du lịch không rác thải' không thể phát triển nếu thiếu hệ sinh thái từ nhà cung cấp, đối tác đến cộng đồng và du khách.

Campuchia xuất khẩu gần 3 tỷ USD nông sản nửa đầu năm 2025

Đóng góp lớn trong tổng doanh thu xuất khẩu nông sản của Campuchia đến từ lúa và gạo xay xát, đạt gần 950 triệu USD trong 6 tháng đầu năm.

Khởi động dự án kiểm soát chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và thủy ngân

Dự án giảm phát thải POP và thủy ngân hướng tới việc thúc đẩy giải pháp kinh tế tuần hoàn, mô hình phát triển bền vững trong các ngành công nghiệp điển hình, đồng thời tăng cường nhận thức và năng lực quản lý an toàn đối với chất ô nhiễm…

Đổi mới trong sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cùng với yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và xu thế chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, đổi mới cơ cấu cây trồng đang trở thành yêu cầu tất yếu để ngành Nông nghiệp Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững.

Đưa đặc sản nhãn lồng Hưng Yên ra thị trường thế giới

Hơn 10 năm gắn bó với những gốc nhãn cổ quê hương, anh Bùi Xuân Sử, Phó Giám đốc Hợp tác xã nhãn lồng Nễ Châu (Hưng Yên) không chỉ gìn giữ giống nhãn 'tiến vua' trứ danh, mà còn xây dựng thương hiệu nhãn hữu cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, Australia và châu Âu, mở ra hướng đi bền vững cho nông sản địa phương.

Vĩnh Long đẩy mạnh phát triển thế mạnh ngành hàng dừa

Vĩnh Long tập trung chế biến sâu các sản phẩm từ dừa để nâng cao giá trị kinh tế và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng dừa nói riêng, cũng như kinh tế nông nghiệp của tỉnh nói chung.

Ký kết sản xuất và tiêu thụ hoa atiso

HNN.VN - Chiều 10/7, Sở Tài chính phối hợp cùng Ban quản lý Dự án Luxembourg, Văn phòng hỗ trợ kỹ thuật Dự án và Công ty cổ phần Mekong Herbals (Mekong Herbals) tổ chức lễ ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa atiso theo tiêu chuẩn hữu cơ với các hộ dân thuộc 2 phường Phong Thái và Phong Điền.

Phát triển nông nghiệp sạch và bền vững ở Cự Đồng

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) sau sáp nhập, xã Cự Đồng mới (được thành lập trên cơ sở sáp nhập của ba xã: Tất Thắng, Thắng Sơn và Cự Đồng) đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, từng bước tìm hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Cơ hội cho vùng quế lớn nhất cả nước

Từ hai tỉnh có diện tích quế lớn nhất, nhì của cả nước, sau sáp nhập, tỉnh Lào Cai (mới) trở thành 'siêu' vùng quế của Việt Nam, mở ra cơ hội vàng để ngành quế bứt phá.

Chất lượng làm nên thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên

Còn khoảng 1 tháng nữa, 'thủ phủ' nhãn lồng Hưng Yên sẽ vào mùa thu hoạch chính vụ. Năm nay, thời tiết thuận lợi, nhãn cho tỷ lệ đậu quả cao nên người dân rất phấn khởi.

Công nghệ biến vỏ trái cây thành phân bón hữu cơ

Nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý phế phụ phẩm từ hoạt động chế biến trái cây để không gây ô nhiễm môi trường, ông Dương Hoàng Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH DTH Môi trường xanh đã nghiên cứu đưa ra quy trình, công nghệ, thiết bị biến chúng thành sản phẩm có ích, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ rất tốt cho nông nghiệp. Đây là doanh nghiệp đầu tiên tại tỉnh Đồng Tháp đưa vào vận hành dây chuyền xử lý phế phụ phẩm này.

Lâm Đồng và mục tiêu phát triển sản phẩm hồ tiêu toàn cầu

Lâm Đồng đang chuyển biến mạnh mẽ từ sản xuất hồ tiêu đại trà sang phát triển sản phẩm bền vững, chất lượng cao để hội nhập sâu thị trường quốc tế.

Nhà vườn xã Mỹ Thọ, bước chuyển mình tích cực

Trước xu thế toàn cầu về thực phẩm sạch và an toàn, nhiều nhà vườn xã Mỹ Thọ, tỉnh Đồng Tháp đang chủ động chuyển đổi từ phương pháp canh tác truyền thống sang sản xuất xoài hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS. Hành trình thay đổi này không dễ dàng, nhưng từng bước mang lại tín hiệu tích cực cả về kinh tế, môi trường lẫn ý thức của người làm nông.

Sử dụng phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp: Nhiều lợi ích

Hiện nay, nhiều nông dân đã tự sản xuất phân bón hữu cơ bằng cách tận dụng các loại phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp. Điều này góp phần tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và giảm chi phí đầu tư.

Ra mắt Mạng lưới du lịch Việt Nam không rác

Ngày 9.7, tại nhà hàng The Field, phường Hội An Đông, TP. Đà Nẵng, Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương Việt Nam (PE-VN) ra mắt Mạng lưới du lịch Việt Nam không rác (Vietnam Zero Waste Tourism Network- VZWTN) với sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch cam kết thực hành lộ trình giảm thiểu, xử lý để tiến đến 'không rác'.

Sản xuất chè an toàn và những đòi hỏi từ thực tiễn

Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước, với diện tích trên 24.000ha; giá trị sản phẩm đạt hơn 13,8 tỷ đồng trong năm 2024. Để nâng cao giá trị thu được từ cây chè, việc mở rộng diện tích áp dụng các quy trình sản xuất 'sạch' để tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường là một trong những mục tiêu mà tỉnh hướng đến.

Rúng động nước Mỹ: 96 hóa chất độc được phát hiện trong cơ thể trẻ 3 – 5 tuổi

Theo một nghiên cứu lớn tại Mỹ, trẻ nhỏ đang tiếp xúc hàng ngày với hàng chục hóa chất độc hại, gây lo ngại sâu sắc về sức khỏe thế hệ tương lai.

Trồng quất trên đất ruộng mang lại thu nhập ổn định

Trước đây chỉ cấy lúa, hiệu quả thấp, nay nhiều hộ dân ở xã Bảo Thắng đã chuyển sang trồng quất theo hướng hữu cơ, cho thu nhập cao hơn.

Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn: Hướng đi tất yếu cho tăng trưởng bền vững

Kinh tế tuần hoàn là một trong những hướng đi quan trọng nhằm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mô hình này đã từng bước được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các chương trình, đề án cụ thể của tỉnh, tạo nền tảng cho một chu trình sản xuất, tiêu dùng xanh, tuần hoàn và bền vững hơn.