Cần khai thác du lịch đầu nguồn sông Thác Ma

Những năm gần đây, nhiều đoàn khách du lịch đã tìm đến khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ phía thượng nguồn sông Thác Ma chảy qua địa phận 2 xã Hải Chánh và Hải Sơn thuộc huyện Hải Lăng. Sự quan tâm ngày càng tăng của du khách đối với khu vực thượng nguồn sông Thác Ma không chỉ xuất phát từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mà còn bởi không khí trong lành, yên bình và những trải nghiệm gắn liền với văn hóa bản địa. Việc đầu tư đúng hướng, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển dịch vụ sẽ là 'chìa khóa' để biến nơi đây thành một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn và bền vững trong tương lai.

Người dân ngần ngại tái đàn vì lo lợn bị dịch bệnh

Từ sau tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025 đến nay, giá lợn hơi tăng liên tục đã kéo giá thịt lợn thành phẩm tăng theo. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn Châu Phi cùng với nguồn lợn giống khan hiếm, người dân tại nhiều địa phương đang ngần ngại, chưa dám đầu tư tái đàn.

Thoát nghèo nhờ chịu thương chịu khó

Những năm qua, phong trào phụ nữ làm kinh tế được chị em hội viên trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao, tạo được thu nhập ổn định, nhiều chị đã vươn lên làm giàu ngay trên quê hương mình. Chị Hồ Thị Liên, một phụ nữ người dân tộc thiểu số Vân Kiều, ở Bản Chùa, xã Cam Tuyền là một trong những hội viên như thế.

Mang vị đồng lên phố

Đâu đó trong các khu chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP. Đông Hà, có những người phụ nữ suốt mười mấy năm qua vẫn mưu sinh bằng nghề buôn bán cá, tôm được đánh bắt từ ruộng đồng lên phố. Ngày mưa cũng như ngày nắng, họ ngược xuôi muôn nẻo sông hồ để gom hàng, rồi tất bật đưa lên phố thị những con cá, con tôm tươi roi rói. Khó khăn, vất vả là thế nhưng những người phụ nữ này chấp nhận gắn bó với công việc, bởi sau lưng họ là cả gia đình với bao nỗi lo toan.

Giữ thói quen đi chợ truyền thống

Giữa cuộc sống ngày càng hiện đại, bên cạnh việc mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử, nhiều người, trong đó có một bộ phận người trẻ vẫn giữ thói quen đi chợ truyền thống, tự tay lựa chọn mua thực phẩm, đồ dùng cho bản thân, gia đình.

Thị trấn Cam Lộ hướng đến đô thị năng động, hiện đại

Ngày 1/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 79 về việc thành lập thị trấn Cam Lộ, trực thuộc huyện Cam Lộ, trên cơ sở tách ra từ xã Cam Thành, với diện tích tự nhiên 1.102,72 ha, dân số 4.419 người, phân bổ theo 6 thôn. Những ngày đầu mới thành lập, nền kinh tế thị trấn Cam Lộ xuất phát điểm thấp, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống còn nhiều thiếu thốn. Đến nay, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Cam Lộ đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng và lợi thế của vùng đất phồn thịnh từng được ví như 'Tiểu Trường An' xưa để xây dựng đô thị năng động, hiện đại trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Xây dựng thị trấn Cam Lộ đạt chuẩn đô thị văn minh

Trong chặng đường 30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Cam Lộ đã huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, từng bước hiện đại, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cam Lộ và vùng liên huyện...

Đa dạng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình

Lâu nay, kinh tế hộ gia đình được xem là nền tảng vững chắc trong xây dựng và phát triển KT - XH tại các địa phương. Nhờ lựa chọn phát triển mô hình kinh tế đa dạng, phù hợp, lại chăm chỉ, cần cù, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh không chỉ có nguồn thu nhập ổn định mà còn tạo việc làm cho lao động tại địa phương.

Cam Lộ - Miền đất của tâm thức vọng tưởng

Nhiều năm sau này, mảnh đất Cam Lộ vẫn không ngừng thôi thúc tôi, cứ có dịp là tôi trở về ngồi bên sông Hiếu để nghe dòng sông kể chuyện về vùng đất Cam Lộ đầy trầm tích của lịch sử trong tâm thức vọng tưởng của những người xa xứ...

Bên bờ Ô châu

Buổi trưa, nhà lưu niệm Chế Lan Viên ở làng An Xuân vắng vẻ. Giở trang mới nhất trong cuốn sổ ghi cảm tưởng bìa màu đỏ, chỉ có một dòng 'T4 13/12/2023 - Con vừa xuất viện, đến thăm nhà cha trước khi về lại Sài Gòn – Phan Thị Vàng Anh'. Trước khi ra Cam Lộ, tôi đã hẹn với Vàng Anh, chị bảo ngày 11/12 cũng sẽ về Cam Lộ, ở đó khoảng một tuần…

An Mỹ - làng quê khởi sắc bên sông Hiếu

Làng An Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ nằm bên bờ sông Hiếu ăm ắp phù sa, xanh mát những hàng cây, thửa ruộng. Làng vừa 'cận thị' vừa 'cận giang' và tiếp giáp với những trục đường giao thông quan trọng. Đây là vùng đất bán sơn địa rất có điều kiện để phát triển kinh tế. Từ chợ Phiên Cam Lộ qua cầu Đuồi chưa tới 1 km là thấy cổng làng. Những năm gần đây làng An Mỹ vươn lên mạnh mẽ, đời sống người dân được nâng cao nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, du nhập thêm nghề mới, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đất gò đồi, phát triển các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp có giá trị cao.

Áo xanh 'số hóa' sử vàng

Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh và thao tác quét mã QR đơn giản, mọi người có thể tiếp cận ngay một kho dữ liệu với nhiều thông tin về lịch sử, mảnh đất, con người Quảng Trị. Thành tựu của việc 'số hóa' ấy ra đời từ sự tâm huyết, trách nhiệm của các cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh.

Tạo sân chơi để thiếu nhi phát huy tính sáng tạo

Tham gia những cuộc thi về hội họa, thiếu nhi không chỉ được rèn luyện, nâng cao trình độ vẽ tranh mà còn có cơ hội bộc lộ nội tâm và phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo của mình. Đó là lý do vì sao các cuộc thi về hội họa những năm gần đây luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các em thiếu nhi lẫn phụ huynh trong toàn tỉnh.

Số hóa các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Cam Lộ

Hưởng ứng Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn và Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2023, trong tháng 6/2023, Huyện đoàn Cam Lộ đã triển khai và hoàn thành Công trình thanh niên 'Số hóa địa danh lịch sử, mảnh đất và con người huyện Cam Lộ' tại các khu di tích, địa chỉ đỏ trên địa bàn huyện.

Những người 'truyền lửa' cho phong trào và hoạt động hội ở cơ sở

Nhiệt tình, năng nổ, tận tâm là điều mà nhiều hội viên phụ nữ thường nói khi nhắc đến chị Hoàng Thị Liễu, Chủ tịch Hội LHPN xã Gio Sơn (huyện Gio Linh); chị Hồ Thị Ái, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Khu phố 5, thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và chị Hồ Thị Diệp, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn A Rông Dưới, xã A Ngo (huyện Đakrông). Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, song ở các chị lại có chung niềm đam mê với công việc mình đã lựa chọn, là người 'truyền lửa', góp phần đưa phong trào, hoạt động của phụ nữ địa phương đi lên.

Cam Lộ hướng đến xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có lợi thế

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cam Lộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: 'Tập trung khai thác tốt các lợi thế và tiềm năng của huyện để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch trở thành động lực thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và tiêu dùng, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, thực hiện các mục tiêu phát triển của huyện'. Lần đầu tiên phát triển du lịch được huyện Cam Lộ đưa vào nghị quyết, là cơ sở để đẩy mạnh công tác quy hoạch, hoàn thiện quy hoạch các khu, tuyến điểm du lịch; mời gọi đầu tư tạo các sản phẩm du lịch ấn tượng, có lợi thế so sánh với các địa phương khác, thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm, góp phần quảng bá hình ảnh và xây dựng Cam Lộ trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu với bản sắc riêng có.

Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch huyện Cam Lộ

Chiều nay 5/7, huyện Cam Lộ tổ chức hội nghị phát triển du lịch năm 2022 nhằm đánh giá thực trạng, tiềm năng, lợi thế và xây dựng các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Bắt quả tang người phụ nữ trộm cắp tài sản tại chợ Phiên Cam Lộ

Hôm nay 17/3, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ cho biết, đơn vị đã lập biên bản phạm tội quả tang và tạm giữ hình sự đối với T.T.K.H (29 tuổi), trú tại thôn Bảng Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ vì hành vi trộm cắp tài sản.

Lạ kỳ giếng cổ, rau liệt

Giếng sâu, nối sợi gàu dài, gặp hạn vẫn cạn như chơi. Nhưng đây giếng chỉ ngang đầu gối, nước vô tư, bất chấp xung quanh nắng hạn kéo dài có nguy cơ thành sa mạc. Còn loại rau độc nhất vô nhị, mọc lên từ con nước này, trong sạch vô ngần, bởi chỉ cần một thoáng bùn lầy nước đọng, đang xanh tốt, nó sẽ lập tức chết lăn quay, bất đắc kỳ tử.

Tuổi ba mươi yêu dấu

Học như cách đặt vấn đề của Nick M, chủ biên của một cuốn sách tuổi hoa niên đình đám một thời: Bạn có nhớ chuyện gì đã xảy ra ở Việt Nam trong 30 năm qua? Doraemon xuất bản lần đầu năm bao nhiêu? Internet thay đổi cuộc sống của chúng ta ra sao? Chiếc điện thoại di động đầu tiên của bạn mang thương hiệu gì? Ba thập kỷ không quá dài nhưng đủ xóa sổ những chiếc băng video VHS và thay thế bằng Youtube...Với riêng tôi, 30 năm là một chặng đường lớn lên cùng quê hương khi Cam Lộ trở về với tên gọi thân thương của mình mà tôi đã vinh dự được chứng kiến với tất cả sự xúc động, tự hào...

Chợ Phiên Cam Lộ và giấc mơ 'trên bến dưới thuyền'

Ba mươi năm trước, khi huyện Cam Lộ lập lại, mấy anh em chúng tôi là những bạn bè một thuở hầu hết vừa tốt nghiệp đại học về lại quê nhà. Trong cái buổi sáng vui ngày quê nhà mở hội, ngồi cùng nhau ở một góc chợ Phiên, đứa nào cũng nhớ về ký ức tuổi thơ. Và nhớ nhất là những phiên chợ mà bến Đuồi rộn ràng tấp nập thuyền từ Triệu Phước, Cửa Việt lên, thuyền từ miệt Ưu Điềm, Sịa ra. Dọc từ bến Đuồi lên chợ là hai dãy hàng quán. Và góc chợ Phiên có cây duối cổ thụ bóng trùm mát rượi qua bao dâu bể nắng mưa như một chứng nhân của ngôi chợ cổ từng soi bóng vào những trang viết của nhà bác học Lê Quý Đôn trong 'Phủ Biên tạp lục'. Cũng ba mươi năm trước, trong số những bạn bè một thuở cùng nhau ngồi ôn lại tuổi thơ đó, có một người nay trở thành Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ-Trần Anh Tuấn.

Đồng tâm hiệp lực để xây dựng quê hương

Ông NGUYỄN XUÂN BIỂU, nguyên Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Cam Lộ: Tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để duy trì tốc độ tăng trưởng

Một con đường huyết mạch giao thương

Trong một lần nói chuyện về con đường 9 chạy từ Đông Hà lên Lao Bảo dài 82 cây số, Thạc sĩ sử học Lê Đức Thọ- Phó Giám đốc Trung tâm quản lý Di tích và Bảo tàng (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Trị) đã chia sẻ:'Con đường 9 là con đường công cụ, con đường muối từ Đông sang Tây, con đường hương liệu theo chiều ngược lại. Nó cũng là con đường nối miền xuôi với miền ngược, nối biển, đồng bằng với miền núi; nối Kẻ Biển, Kẻ Ruộng, Kẻ Chợ với Kẻ Mọi; nối đồng bào người Chăm, người Kinh miền xuôi với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Quảng Trị'.

Phát khẩu trang và tuyên truyền lưu động phòng chống COVID-19 tại các chợ

Từ ngày 16/6 – 19/6/2021, Đoàn cơ sở Sở Y tế Quảng Trị phối hợp với các tổ chức, cơ sở đoàn trong tỉnh triển khai phát khẩu trang miễn phí tại các điểm chợ cho người dân và truyền thông về phòng, chống COVID – 19.

Ký ức về một miền quê

Đã bao lần tôi muốn viết về quê nhà của mình nhưng rồi ái ngại, bởi vùng quê ấy sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng quá nghèo khổ, lam lũ, cơ cực, thiếu thốn trăm bề.

Chuyện về một Bí thư Tỉnh ủy

Đây là sự lạ, trường hợp đặc biệt hy hữu của một nhà cách mạng Việt Nam. Nhân bài viết này, chúng tôi cũng muốn chuyển tải một số thông tin với nhiều người vẫn còn mới mẻ. Đó là những câu chuyện liên quan đến chiến sĩ cộng sản Hồ Xuân Lưu (Trần Quốc Thảo) quê ở Quảng Trị.

Hồn quê trên những mái đình

Trong tâm thức của người Việt, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình… là nơi neo giữ hồn quê, nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân mỗi vùng đất. Ở Quảng Trị, bất kỳ một làng nào dù to hay nhỏ đều có đình làng, được tạo lập gắn liền với hành trình mở cõi tiến về phương Nam khẩn đất, lập làng, thôi thúc cần có một nơi sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng làng xã. Trải qua thăng trầm lịch sử, đình làng là biểu tượng sức mạnh văn hóa làng, nơi chứng kiến mọi đổi thay trong đời sống xã hội, sinh hoạt, lề thói của làng quê; đồng thời là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn người Việt không quên tổ tiên, nguồn cội.

Rong ruổi xứ Cùa

Cho đến thời nay thì xứ Cùa không còn xa lạ với người dân Quảng Trị, thậm chí kể cả nhiều nơi khác. Dù vậy để hiểu về vùng đất này không phải là chuyện ngày một ngày hai. Bởi lẽ xứ sở một thời khá biệt lập này còn ẩn chứa trong mình nhiều điều lý thú chưa thể nào nói hết và cần tiếp tục khám phá, mà ngay cả với nhiều người dân bản địa, nhất là lớp trẻ, khi chạm đến chiều sâu của đất và người nơi đây nhiều lúc cũng không khỏi ngỡ ngàng.

Thạch Hãn, một thời tuổi trẻ

Những ngày đầu sau chiến tranh, để 'giải cứu' mảnh đất Bình Trị Thiên khô cằn nắng Lào cỏ cháy, hàng vạn cán bộ chiến sĩ, đoàn viên thanh niên, nhân dân trong tỉnh được phiên thành những Sư đoàn tay không đắp lên công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn. Cố nhạc sĩ Trần Hoàn viết ca khúc 'Câu hò trên công trường Nam Thạch Hãn' ngay trên công trình. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mùa xuân 1978 cũng đã về đây 'đi thực tế' viết bút ký nóng hổi 'Tháng 3 trên công trường Nam Thạch Hãn'…

Khởi nghiệp từ nghề làm bánh ướt

Khởi nghiệp trong điều kiện không có vốn và kinh nghiệm sản xuất, nhưng bằng lòng quyết tâm vượt khó, chị Võ Thị Ngọc Bích, khu phố An Hưng, thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) đã bước đầu thành công và trở thành chủ cơ sở sản xuất bánh ướt có quy mô tại địa phương.