Biến Công ước thành hành động cụ thể

Cuốn sổ tay dành cho nghị sĩ về Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) nhằm giúp các nghị sĩ biến Công ước thành hành động cụ thể của nghị viện thông qua việc xây dựng luật, phân bổ ngân sách và hoạt động giám sát nghị viện đối với các hành động của chính phủ. 'Cẩm nang' này cũng chỉ ra những việc làm cụ thể mà mỗi nghị sĩ có thể đi đầu trong việc thúc đẩy quyền của phụ nữ.

Đảm bảo quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ tại Việt Nam

Ngày 24-9, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo Báo cáo 'Đảm bảo quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ tại Việt Nam'. Hội thảo nằm trong khuôn khổ của Chương trình 'Tăng cường pháp luật và tư pháp' tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh châu Âu tài trợ với đóng góp tài chính từ UNDP, UNICEF.

Quyền tiếp cận tư pháp cho phụ nữ ở Việt Nam còn hạn chế

Quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã phù hợp với quy định trong công ước của Liên hợp quốc, tuy nhiên thực tế triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.