Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là những khối cứng của khoáng chất trong bàng quang. Các khoáng chất trong nước tiểu cô đặc kết tinh và tạo thành sỏi.

Sỏi bàng quang là những khối cứng của khoáng chất trong bàng quang. Các khoáng chất trong nước tiểu cô đặc kết tinh và tạo thành sỏi.

Nguyên nhân sỏi bàng quang là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang. Một số nguyên nhân thường gặp như :

- Do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang: nước tiểu cô đặc, sau đó có thể kết tinh và tạo thành sỏi.

- Sỏi từ hệ tiết niệu (sỏi niệu quản, sỏi thận) rơi xuống bàng quang.

- Sử dụng nhiều canxi, photpho, chất khoáng,... nhưng uống ít nước.

- Thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và thường nhịn tiểu.

- Chít hẹp niệu đạo hoặc do bàng quang có dị vật.

- Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, uống ít nước nên nước tiểu không đào thải được các chất cặn ra ngoài.

- Một số bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến sỏi bàng quang.

Phì đại lành tính tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến có thể gây sỏi bàng quang ở nam giới vì cản trở dòng chảy của nước tiểu.

Triệu chứng của soi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang nhỏ có thể theo dòng nước tiểu ra ngoài mà không cần điều trị. Nhưng nếu sỏi có kích thích thành bàng quang hoặc chặn dòng nước tiểu, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

- Đau bụng dưới

- Đau khi đi tiểu

- Đi tiểu nhiều lần

- Đi tiểu khó khăn hoặc dòng nước tiểu bị gián đoạn

- Tiểu máu

- Nước tiểu có màu sậm hoặc bất thường

Phòng ngừa sỏi bàng quang như thế nào?

- Uống nhiều nước: từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nước không chỉ làm loãng nồng độ khoáng chất trong bàng quang mà còn giúp đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi thận và bàng quang, từ đó tránh sự kết tủa tạo sỏi.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

- Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

THS. BS. NGUYỄN THÀNH TRUNG - CHUYÊN NGÀNH NGOẠI TIÊU HÓA GAN – MẬT

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/119_222714_soi-bang-quang.aspx