Phát hiện động vật 'siêu ăn thịt' lạ lùng, có răng kiếm bí ẩn

Bộ hóa thạch mới được thu thập thực sự là một loài động vật ăn thịt răng kiếm bí ẩn, từng rình rập con mồi trong các khu rừng nhiệt đới cổ đại ở Nam California.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PeerJ, hóa thạch bao gồm một xương hàm dưới gần như hoàn chỉnh và một bộ răng được bảo quản tốt. Các nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên San Diego đã thu thập mẫu vật này từ một địa điểm được gọi là Hệ tầng Santiago ở Oceanside, một thành phố thuộc San Diego, California, ước tính khoảng 42 triệu năm tuổi.

Đồng tác giả nghiên cứu Ashley Poust, nhà nghiên cứu về cổ sinh vật có xương sống tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên San Diego cho biết, khi xương hàm hóa thạch được phát hiện, nó đã được xác định rất đúng là của một loài động vật ăn thịt". Ví dụ, mẫu vật có "những chiếc răng như lưỡi kiếm bén như cắt", rất thích hợp để cắt nhỏ thịt tươi.

Ban đầu, các nhà cổ sinh vật học của bảo tàng cho rằng những chiếc răng ghê gớm này có thể thuộc về loài nimravid, một loại động vật ăn thịt giống mèo, một loài động vật có chế độ ăn chủ yếu là thịt. Nimravid thường được gọi là "mèo răng kiếm".

Tuy nhiên, đồng tác giả nghiên cứu Hugh Wagner, một nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên San Diego sau đó cho rằng, xương hàm có thể thuộc về một nhóm động vật ăn thịt bí ẩn hơn với sự xuất hiện ít ỏi trong hồ sơ hóa thạch: đó là loài machaeroidines.

Nhóm nghiên cứu đã chụp ảnh hóa thạch từ nhiều góc độ để tạo ra một mô hình 3D chi tiết xương và răng, và sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, họ xác nhận rằng mẫu vật không phải là loài machaeroidine, mà chỉ là một chi của loài machaeroidine nhưng chưa từng thấy trước đây.

Họ đặt tên cho sinh vật mới được tìm thấy là Diegoaelurus vanvalkenburghae để vinh danh San Diego, nơi mẫu vật được tìm thấy, và nhà khoa học Blaire Van Valkenburgh, một Chủ tịch trước đây của Hiệp hội Cổ sinh vật có xương sống, người có công việc ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết của các nhà khoa học về sự tiến hóa của động vật ăn thịt.

Poust nói với Live Science: “Việc tìm thấy nhóm cụ thể này khá là ngạc nhiên”, vì không có mẫu vật thuộc chi của machaeroidine nào khác ở Mỹ được tìm thấy ở phía tây của dãy núi Rocky. "Chúng tôi hoàn toàn không biết rằng điều này xảy ra ở đây".

Dựa trên kích thước của xương hàm, các nhà nghiên cứu xác định rằng D. vanvalkenburghae có kích thước tương đương với một con linh miêu. Con vật mang những chiếc răng giống như lưỡi dao, cắt khúc ở phía sau miệng và có "loại răng bị giảm ở phía trước - nó bị mất hoàn toàn chiếc răng đầu tiên phía sau chiếc răng nanh dưới", Poust nói.

D. vanvalkenburghae còn có một chiếc cằm nhọn hoắt, xương xẩu, điều này cũng có thể giúp nó có được hàm răng kiếm ấn tượng. Khoảng 42 triệu năm trước, D. vanvalkenburghae đã sống trong một môi trường rất khác so với những gì có thể được tìm thấy ở San Diego ngày nay, Poust lưu ý.

Huỳnh Dũng (Theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-dong-vat-sieu-an-thit-la-lung-co-rang-kiem-bi-an-1687251.html