Những vụ lố của các cơ quan đặc biệt nước ngoài

Để so sánh sự vượt trội của các cơ quan tình báo xem ra là một thách thức khó khăn, bởi vì họ thường có khuynh hướng che giấu các thành tích và phát hiện của mình; Cũng như không có cơ quan tình báo nào ngớ ngẩn để tiết lộ các hoạt động và căn cứ của họ, thế nên khó mà so sánh đúng từng cơ quan được. Tuy nhiên, cũng rất nên biết một số đặc điểm riêng của từng cơ quan tình báo để hiểu đôi chút về họ.

Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA)

Được thành lập vào ngày 18 tháng 9 năm 1947, CIA nổi tiếng với các hoạt động ở nước ngoài, cũng như cơ quan này tiến hành các hoạt động cực đoan ở Trung Đông, và nắm quyền kiểm soát nguồn dầu mỏ thế giới. Rất nhiều lần tại Trung Đông, CIA đã bị bắt quả tang các hoạt động tình báo. Người ta tin rằng Osama bin Laden (người đã tổ chức và sáng lập nên tổ chức chiến binh Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda.

Trụ sở Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Trụ sở Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Tổ chức này đã bị Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, NATO, EU cùng nhiều quốc gia khác nhau chỉ đích danh là tổ chức khủng bố) đã từng được huấn luyện bởi CIA. CIA cũng bị nghi ngờ đã ra tay thủ tiêu Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, John F Kennedy.

Những chiến dịch hung hãn như Chiến dịch Northwoods (chiến dịch cờ giả chống lại công dân Mỹ bắt nguồn từ Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 1962) đã được lên kế hoạch bởi chính CIA nhằm sát hại hàng ngàn công dân Mỹ thông qua một loạt các vụ nổ để từ đó có thể đạt được quan điểm có lợi về việc gây ra chiến tranh với Cuba, nhưng may mắn thay Tổng thống Kennedy đã khước từ thông qua.

Người ta cũng tin rằng sự kiện 11-9 cũng do CIA âm mưu dàn dựng như một kiểu “Tân chiến dịch Northwoods” nhằm có được những quan điểm thuận lợi để phát động chiến tranh Afghanistan. Giới học giả báo chí tin chắc rằng CIA đang nắm quyền kiểm soát truyền thông của gần 23 quốc gia và các chính phủ cùng đảng phái chính trị khác nhau.

Chương trình Mỹ cũng thúc đẩy một vài cuộc điều tra chính thức ở Châu Âu về các cáo buộc giam giữ bí mật và chuyển tiền phi pháp trong nội khối của các nước thành viên thuộc Hội đồng Châu Âu (CE). Một báo cáo từ tháng 6 năm 2006 của CE đã ước tính rằng khoảng 100 người đã bị CIA bắt cóc ngay trên lãnh thổ EU (với sự đồng lõa hợp tác của các thành viên CE), và sau đó các nạn nhân thường được đưa đến những quốc gia khác mà thường là quá cảnh thông qua các trung tâm giam giữ bí mật ("hắc ngục”) do CIA sử dụng, một số “hắc ngục” nằm rải rác trên khắp Châu Âu.

Năm 2006, trong một báo cáo riêng rẽ của Nghị viện Châu Âu thì CIA đã tiến hành 1.245 chuyến bay, nhiều chuyến trong số đó sẽ đến những địa điểm mà nạn nhân bị hoài nghi có thể đối mặt với tra tấn, vi phạm nghiêm trọng Điều 3 của Công ước Liên hợp quốc về chống các hành vi tra tấn.

Cơ quan tình báo liên ngành (ISI)

Được thành lập vào năm 1948 bởi Robert Cawthome (người đồng sáng lập cơ quan tình báo liên ngành, ISI, và cũng là Tổng giám đốc đầu tiên của tổ chức này. Ông cũng là người thành lập ra cơ quan Tín hiệu quân đoàn Pakistan. Cawthome là một tướng 2 sao trong quân đội Pakistan). ISI là một cơ quan tình báo khét tiếng được cho là có quyền lực mạnh ở các nước Nam Á, mà đặc biệt là ở Ấn Độ.

Cơ quan này liên đới với nhiều vụ tấn công khủng bố bao gồm sự kiện 26 tháng 11, vụ tấn công Quốc hội Ấn, vụ trục xuất người Pandit Kashmir năm 1990. Nhiều đặc vụ ISI náu mình hoạt động trong các dạng vỏ bọc hoàn hảo ở các tổ chức đa quốc gia, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chính trị (thường là ở Ấn Độ). ISI nhận ra Kashmir là thiên đường cho hoạt động tình báo.

Biểu tượng cơ quan tình báo liên ngành (ISI).

Một số thủ lĩnh nhà thờ Hồi giáo & Madrassas đã bị bắt giữ do bị nghi ngờ đã tham gia các hoạt động bao gồm “tẩy não” người trẻ Kashmir nhằm chống lại người Ấn và Ấn Độ giáo. Gần đây ISI bị phát giác có can dự đến âm mưu làm trật bánh đường sắt của Ấn Độ, tước đi sinh mạng của gần 100 nạn nhân vô tội vào năm 2016. ISI hoạt động ở Ấn Độ thông qua hai ngả là Nepal và Bangladesh.

Là một cơ quan tình báo độc lập, ISI được cho là kiểm soát chính phủ và cả quân đội Pakistan. Tổng lãnh sự quán Ấn Độ ở Jalalabad bị tấn công khủng bố vào năm 2007. Theo Tổng cục An ninh quốc gia Afghanistan (ANDS) thì các cá nhân bị chính phủ Afghanistan bắt giữ đã khai rằng chính ISI đứng đằng sau vụ tấn công năm 2007, và cơ quan này đã chi cho các thủ phạm số tiền 120.000 Rs (tương đương 1.514 USD) cho vụ tấn công.

Cơ quan nghiên cứu và phân tích Ấn Độ (RAW hoặc R&AW)

Được thành lập vào ngày 21 tháng 9 năm 1968, RAW được thiết lập chính thức bởi cơ quan chống khủng bố và chống ISI. RAW giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải phóng đất nước Bangladesh từ người Pakistan và một chương đáng xấu hổ trong lịch sử Pakistan khi mà gần 1 vạn quân Pakistan đầu hàng Ấn Độ năm 1971.

RAW hoạt động dựa theo Văn phòng quản lý dự án (PMO). Ngay từ khi được thành lập, RAW đã bị chỉ trích vì bị tố cáo là một cơ quan vô trách nhiệm đối với người dân Ấn (R&AW chỉ báo cáo với Thủ tướng mà thôi). Nỗi lo sợ tăng dần khi không ít ý kiến cho rằng RAW có thể biến thành một KGB của Ấn Độ.

Những nỗi lo sợ như thế đã giữ trong tầm kiểm soát bởi khả năng lãnh đạo của RAW (mặc dù những người gièm pha RAW mà đặc biệt là đảng Janta đã cáo buộc RAW đã lạm quyền để thi hành các hoạt động khủng bố và đe dọa phe đối lập trong Tình trạng khẩn cấp 1975-1977 (dưới thời Thủ tướng Indra Gandhi).

Cuộc tranh cãi chính nhằm chống lại RAW trong những năm gần đây là tình trạng quan liêu hóa hệ thống với nhiều cáo buộc về thiên vị trong thăng chức, tham nhũng, xung đột cái tôi, trốn tránh trách nhiệm giải trình tài chính.

Ngoài ra RAW cũng gặp phải tình trạng mất cân bằng sắc tộc trong hàng ngũ cấp sĩ quan. Như lưu ý của nhà phân tích an ninh kiêm cựu Thư ký bổ sung Ban thư ký nội các chính phủ Ấn Độ, B. Raman, đã chỉ trích RAW vì sự tăng trưởng không đối xứng của nó: “Trong khi rất mạnh về khả năng hoạt động mật thì RAW lại tỏ ra yếu kém trong khả năng thu thập tình báo, phân tích và đánh giá tình hình. Mạnh về tình báo cấp thấp và trung bình, song lại yếu về tình báo cấp cao. Mạnh về tình báo kỹ thuật, yếu về tình báo con người. Mạnh trong đối chiếu, yếu trong phân tích. Mạnh trong điều tra, yếu trong phòng ngừa. Mạnh trong quản lý khủng hoảng, nhược trong phòng ngừa khủng hoảng”.

Tổng cục an ninh Liên bang Nga (FSB)

FSB hay bị chỉ trích vì những chuyện không liên quan đến nghiệp vụ. Xa hơn, FSB còn bị chỉ trích bởi đã thất bại trong việc kiểm soát chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo ở Nga. Hồi giữa thập niên 2000, nhà xã hội học người Nga ủng hộ điện Kremlin là bà Olga Kryshtanovskaya đã tuyên bố rằng FSB đóng vai trò chi phối trong đời sống chính trị, kinh tế và thậm chí cả văn hóa Nga.

Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB).

Các sĩ quan FSB thường xuyên bị cáo buộc hoạt động bên ngoài lĩnh vực của mình một cách thái quá, cũng như thường xuyên làm việc chung với các viên chức thanh tra thuế. Các cựu quan chức FSB cũng đóng vai trò “người phụ trách” ở hầu như mọi doanh nghiệp lớn gồm cả hai khối công, tư. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng FSB là một trong những tổ chức hoạt động hiệu quả nhất hành tinh.

Cơ quan tình báo quốc gia Israel (Mossad)

Mossad được thành lập vào ngày 13-12-1949 với tư cách là Viện điều phối trung ương (CIC) theo khuyến nghị của Thủ tướng David Ben Gurion chỉ định ông Reuven Shiloah (giám đốc tình báo đầu tiên của Mossad). Ông Ben Gurion muốn một cơ quan trung ương đóng vai trò điều phối và cải thiện hợp tác giữa các cơ quan an ninh hiện có là Bộ Tình báo quân sự (AMAN), Cục An ninh nội địa (Shin Bet) “bộ phận chính trị” của văn phòng đối ngoại.

Biểu tượng Cơ quan Tình báo quốc gia Israel (Mossad).

Tới tháng 3 năm 1951, CIC tái tổ chức và trở thành một phần của văn phòng thủ tướng, báo cáo trực tiếp các vấn đề cho thủ tướng. Mặt khác, Kidon theo cách mô tả của ông Yaakov Katz (nhà báo người Israel, giờ đây là Tổng biên tập tờ Jerusalem Post) là “một tổ chức gồm toàn các sát thủ lão luyện, tinh nhuệ, hoạt động dưới chi nhánh Caesarea”.

Caesarea được đặt theo tên của một thị trấn cổ, ngày nay là di tích lịch sử của Israel, nơi này do Herod Đại đế xây dựng, nó là một khu vực hoạt động sâu bên trong Mossad và được canh phòng cẩn mật nhất. Caesarea được thành lập bởi điệp viên nổi tiếng của Israel là Michael Harari.

Cho đến nay, Mossad vẫn là một cái tên không kém phần bí ẩn, nó cũng là một trong những bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của cộng đồng tình báo Israel". Mossad chỉ tuyển dụng các cựu binh từ những đơn vị đặc nhiệm của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF).

Văn Chương (tổng hợp)

Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/nhung-vu-lo-cua-cac-co-quan-dac-biet-nuoc-ngoai-i660622/