Nhạc trẻ - Làn gió âm nhạc mới ở TP Hồ Chí Minh những năm đầu khi đất nước hòa bình thống nhất

Sau đây là tham luận của Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Vinh - Chi hội 04 Hội Âm nhạc TP. HCM, nhan đề 'Nhạc trẻ - Làn gió âm nhạc mới ở TP Hồ Chí Minh những năm đầu khi đất nước hòa bình thống nhất ' tổ chức ngày 22/8/2023.

Từ năm 1975, đất nước ta chuyển sang một giai đoan Lịch sử mới: Kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài mâýchục năm, bước sang cuộc sống mới hòa bình. Cả dân tộc hồ hởi đón nhận cuộc sống mới hòa bình, hạnh phúc.

Hòa cùng niềmvui với cả dân tộc, giới văn nghệ sĩ cả hai miền Nam Bắc là những người dễ dàng cảm nhận và bộc lộ những tình cảm, những niềm cảm xúc của mình đối với cuộc sống mới của quê hương đất nước, bằng những hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Giới làm âm nhạc ở miền Nam, mà tập trung và tiêu biểu là ở Sài Gòn, sau khi giải phóng, qua một thời gian ngỡ ngàng với cuộc sống mới, quan niệm mới. Đa phần các nhạc sĩ, các nhạc công ở Sài Gòn đã hòa mình vào không khí rộn ràng của đất nước sau năm 1975.

Thời kỳ này, hòa nhập vào không khí âm nhạc mới, các nhạc công, nhạc sĩ trẻ ở TP.HCM đầu quân vào làm việc ở các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp; một số ban nhạc về các đoàn Cải Lương hoặc về các đoàn ca nhạc tạp kỹ; và từ đây, diện mạo âm nhạc của thành phố ở giai đoạn này có rất nhiều thay đổi. Ngay thời gian đầu, người dân đã bắt đầu làm quen với dòng nhạcchính thống trong ca khúc Việt Nam, ngỡ ngàng với những bài hát cách mạng và lạ lẫm với lôíhát tràn đầy kỹ thuật của các ca sĩ, nghệ sĩ được đào tạo tại nhạc viện Hà Nội và đào tạo ở nước ngoài. Mọi sự cũng dần trở nên quen thuộc và cả hai miền đều thoải mái thưởng thức những “Tiếng đàn Ta lư”, “Cô gái vót chông”, “Bóng cây khơ-nia”, “Rặng chân bầu”, “Ở hai đầu nỗi nhớ” ...

Sự thống nhất đất nước không những đã tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa nghệ thuật của từng vùng miền mà còn làm nảy sinh các nhu cầu thưởng thức mới của công chúng và nảy sinh các mảng âm nhạc mới. Phong trào ca khúc tuổi trẻ và ca khúc chính trị được ra đời và đã được đón nhận ở mọi nơi trong lòng quần chúng yêu nhạc. Có thế nói, những ca khúc tuổi trẻ, ca khúc chính trị ra đời là một luồng gió mới về âm nhạc đã từ đây lan tỏa đi cả nước.

Những năm tháng đầy sôi động này lại được ghi dấu ấn quan trọng trong giới làm âm nhạc ở thành phố,đólàsựra đơìcủa Hội Âm nhạc TP.Hồ Chí Minh với “bộ tham mưu hùng mạnh”là Ban Chấp hành gồm các nhạc sĩ danh tiếng đã được đào tạo bài bản ở trong nước và nước ngoài, đã có bề dày nhiều năm hoạt động âm nhạc và có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Đó là các nhạc sĩ Xuân Hồng, Hoàng Hiệp, Diệp Minh Tuyền, Phạm Minh Tuấn, Quang Hải, Phan Huỳnh Điểu, Trần Kiết Tường, Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn…

Hội Âm nhạc TP. HCM ra đời là nơi tập hợp đội ngũ làm âm nhạc chuyên nghiệp trong thành phố, là nơi giao lưu, trao đổi, trau dồi kinh nghiệm nghiệp vụ.Với những hoạt động nghiệp

vụ sôi động và hữu ích, Hội đã thực sự trở thành “máinhà chung” của đông đảo những người làm âm nhạc của thành phố. Và từ đây, nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ đã ngày một trưởng thành, nhiều tác phẩm âm nhạc chất lượng đã được ra đời,đáp ứngđược những yêu cầu mới của đất nước và nhân dân, phản ánh được cuộc sống mới của thành phố và đất nước.

Các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ trẻ xuất thân từ sinh viên, từ công nhân hay thanh niên xung phong đãbay bổng cùng với các ca khúc của các bậc tiền bối trong nghề. Những ca khúc đó đã phản ánh được khí thế hừng hực của đất nước sau giải phóng. Các ca khúc tuổi trẻthời đó đã mang dáng dấp của nhạc pop-rock và đã được lan nhanh trên cả nước, trong các buổi trình diễn tại các nhà máy, xí nghiệp, hay trong sinh hoạt cộng đồng.

Nhiều ca khúc nhạc nhẹ mang hơi thở của cuộc sống mới ra đời, đưa tên tuổi của nhiều tác giả trẻ trở nên quen thuộc và nổi tiếng với khán giả cả nước. Các tác phẩm như: “Ơi cuộc sống mến thương”, “Ngọn lửa trái tim”, “Như khúc tình ca” của Nguyễn Ngọc Thiện; “Hạt mưa long lanh”, “Em như tia nắng mặt trời” của Nguyễn Đức Trung, “Những lời em hát”, “Hãy đàn lên” của Từ Huy, “Gửi lại em” của Vũ Hoàng, “Mây trắng bay”, “Chiều biên giới” của Nguyễn Văn Hiên, “Chiếc lá” của Vi Nhật Tảo… Ngoài ra, những nhạc sĩ được đào tạo từ nhạc viện Hà Nội hay đào tạo ở nước ngoài về cũng hội nhậpvà bắt nhịp ngay với dòng nhạc nhẹnhư: nhạc sĩ Trần Tiến với “Thành phố trẻ”, “Tạmbiệt chimén”,...nhạc sĩ Thanh Tùngvới “Mặttrời Trị An”, “Giọt sương trên mí mắt”... nhạc sĩ Tôn Thất Lập với “Tình ca tuổi trẻ”, “Trị an âm vang mùa xuân”... nhạc sĩ Trần Long Ẩn với “Đi qua vùng cỏ non”... cùng với nhạc sĩ Dương Thụ, Phú Quang… Các nhạc sỹ với trình độ chuyên môn giỏi, bản lĩnh vững vàng đã có nhiều tác phẩm nhạc trẻ mang màu sắc Việt Nam được quần chúng đặc biệt yêu thích.

Chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm về sự hình thành và phát triển của nhạc trẻ ở Sài Gòn.

Trãi qua nhiều giai đoạn, có thể tóm lược như sau:

Từ thập niên 1950, Âm nhạc cải cách ở Sài Gòn mới vang lên ở các vũ trường, phòng trà…

Cho đến thập niên 60 của thế kỷ 20, những nhạc công, nhạc sĩ giỏi ở Sài Gòn, ngoài những

bản nhạc ngoại đệm cho ca sĩ hát, họ hòa âmlại những bản hòa tấu của nước ngoài vào Việt Nam và, giai đoạn này nhạc Jazz cũng du nhập vào và được biểu diễn nhiều ở Sài Gòn.

Những năm 70 ở SàiGòn,thế hệ nhạc trẻ thứ 3với ảnh hưởng mạnh mẽ của ban nhạc The Beatles đã xuất hiện nhiều. Sau này ra đời nhiều ban nhạc với nhiều kỹ thuật khác nhau môphỏng theo style của các ban nhạc Mỹ.

Thời gian sau năm 1970, tuy chỉ ngắn ngủi vài năm nhưng nhạc trẻ Sài Gòn đã dấy lên phong trào âm nhạc mạnh mẽ, xuất hiện nhiều nhạc công, nhạc sĩ giỏi, để lại nhiều ấn tượng đến nay trong lòng giới yêu nhạc.

Mặt khác, đất nước hòa bình thống nhất, sự giao lưu với nước ngoài được mở rộng và các buổi biểu diễn của những ban nhạc ở các nước XHCN anh em thời bấy giờ luôn là điểm bám của những ban ca khúc chính trị. Các nước Đông Đức, Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bungari, ... đều có các ban nhạc sang TPHCM trình diễn và nhiều chương trình giao lưu hữu nghị đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào âm nhạc thành phố.

Có thể nói đây là một giai đoạn thật đặc biệt của dòng chayẩm nhạc ở TPHCM. Dòng nhạc nhẹ có sức lan tỏa nhanh chóng và rộng khắp ở thành phố, từ trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, những nơi sinh hoạt cộng đồng, ... đã lan tỏa ra cả nước. Cho đến nay nhiều ca khúc của giai đoạn này vẫn còn in sâu trong trái tim của người yêu nhạc TPHCM cũng như cả nước.

Nhìn lại một giai đoạn, một phong trào âm nhạc, chúng ta cũng thấy rõ: trong lĩnh vực âm nhạc nói chung, nhất là nhạc trẻ, nó có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với công chúng, nhất là giơítrẻ. Thể loại nhạc trẻ là một thể loại âm nhạc hấp dẫn, dễ phổ biến, hợp với tâm sinh lý của thanh thiếu niên, nên chúng ta càng phải chú trọng quan tâm để ngày càng có nhiều tác phẩm có giá trị cao, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, lý tưởng hoài bão của thanh thiếu niên, phản ánh được hiên thực cuộc sống mới, của sự nghiệp đổi mới của Đất nước.

Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Vinh - Chi hội 04 Hội Âm nhạc TP. HCM

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/nhac-tre-lan-gio-am-nhac-moi-o-tp-ho-chi-minh-nhung-nam-dau-khi-dat-nuoc-hoa-binh-thong-nhat-a21004.html