Ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố; tuyên truyền pháp luật và giám định pháp y trên địa bàn

Chiều ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan: Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Cục Thi hành án dân sự, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, Chi cục Hải quan Hà Nam và Trại giam Nam Hà (Cục C10 - Bộ Công an), Sở Y tế tỉnh Hà Nam, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam tổ chức hội nghị ký kết các Quy chế phối hợp liên ngành (sửa đổi, bổ sung) trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố; tuyên truyền pháp luật; giám định pháp y trên địa bàn.

Chiều ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan: Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Cục Thi hành án dân sự, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, Chi cục Hải quan Hà Nam và Trại giam Nam Hà (Cục C10 - Bộ Công an), Sở Y tế tỉnh Hà Nam, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam tổ chức hội nghị ký kết các Quy chế phối hợp liên ngành (sửa đổi, bổ sung) trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố; tuyên truyền pháp luật; giám định pháp y trên địa bàn.

Các đại biểu dự hội nghị.

Dự, chỉ đạo hội nghị có đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh; Đại tá Tô Anh Dũng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Qua gần 05 năm thực hiện 03 Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh Hà Nam; trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và tuyên truyền pháp luật trên địa bàn; trong công tác giám định pháp y đã góp phần đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đạt kết quả tích cực; kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với công tác giám định pháp y trong hoạt động tố tụng hình sự, tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan giám định tư pháp; gắn trách nhiệm cụ thể giữa các ngành chức năng của tỉnh trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.

Đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tuy nhiên đến nay, một số nội dung trong các quy chế phối hợp đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, đòi hỏi phải có sự sửa đổi bổ sung để hoàn thiện thể chế, phù hợp với quy định mới, quan điểm chỉ đạo của Đảng, nâng cao trách nhiệm của các ngành trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đồng thời tạo ra cơ chế giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và tuyên truyền pháp luật; công tác giám định pháp y, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Lãnh đạo các đơn vị Ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và tuyên truyền pháp luật trên địa bàn.

Tại hội nghị, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã thông qua dự thảo 3 quy chế phối hợp đã được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các cơ quan có liên quan. Lãnh đạo các cơ quan liên quan đã tiến hành ký kết các quy chế phối hợp liên ngành (sửa đổi bổ sung): Trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh Hà Nam; trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và tuyên truyền pháp luật trên địa bàn; trong công tác giám định pháp y.

Các đơn vị ký kết quy chế trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh khẳng định: Việc sửa đổi, bổ sung và ký kết các quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh; trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và tuyên truyền pháp luật trên địa bàn; trong công tác giám định pháp y là hết sức cần thiết. Đồng chí đề nghị lãnh đạo các đơn vị ngay sau hội nghị này, triển khai, quán triệt tới toàn bộ cán bộ, công chức đơn vị mình, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật cũng như các quy định, yêu cầu của quy chế sửa đổi, bổ sung đã ký kết.

Các đơn vị ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác giám định pháp y.

Đề nghị Viện KSND tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 quy chế, rút ra kết quả đạt được, tồn tại hạn chế cần khắc phục và những bài học kinh nghiệm để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả phối hợp trong công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác giám định pháp y, công tác tuyên truyền pháp luật; kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo các vấn đề liên quan theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường pháp lý an toàn, minh bạch, là động lực quan trọng cho sự ổn định và phát triển của tỉnh./.

Thu Thảo

Nguồn Hà Nam: https://baohanam.com.vn/chinh-tri/xay-dung-dang-chinh-quyen/ky-ket-quy-che-phoi-hop-lien-nganh-trong-tiep-nhan-giai-quyet-to-giac-tin-bao-toi-pham-kien-nghi-khoi-to-tuyen-truyen-phap-luat-va-giam-dinh-phap-y-tren-dia-ban-103769.html