Khơi nguồn sức mạnh từ phát huy dân chủ ở cơ sở

Thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã phát huy quyền làm chủ của Nhân dân theo phương châm 'Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng'. Đây là động lực khơi dậy sức mạnh tổng hợp góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Người dân huyện Tuy An tham gia phản biện xã hội về công tác đền bù liên quan đến dự án Hồ chứa nước Hậu Đức. Ảnh: THÚY HẰNG

Ly dân làm gc

Thực hiện QCDC ở cơ sở, trong năm vừa qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Tuy An đã vận động người dân xây dựng 8 tuyến đường thắp sáng, với 321 bóng đèn, tổng trị giá hơn 962 triệu đồng.

Trong đó, xã An Dân lắp đặt 41 bóng/41 triệu đồng; An Định 15 bóng/12 triệu đồng; An Hòa Hải 6 bóng/12 triệu đồng; An Cư 110 bóng/150 triệu đồng; An Mỹ 36 bóng/10,23 triệu đồng; An Nghiệp 28 bóng/53,2 triệu đồng; An Hiệp 31 bóng/24 triệu đồng; An Lĩnh 10 bóng/15 triệu đồng; An Ninh Đông 39 bóng/635 triệu đồng và công trình nâng cấp mở rộng đường nội đồng thôn Phú Hội với tổng chiều dài hơn 1km, tổng trị giá 500 triệu đồng.

Ông Trần Sáu, Bí thư Đảng ủy xã An Hòa Hải cho biết: Toàn xã có 14 thôn. Hiện nay, phần lớn các thôn trên địa bàn xã đã được chiếu sáng. Để huy động Nhân dân đóng góp xây dựng hệ thống đường điện chiếu sáng trên địa bàn, bí thư chi bộ và trưởng thôn đến từng khu dân cư trên từng tuyến đường để họp bàn, thảo luận phương án triển khai. Mọi vấn đề liên quan đến mức đóng góp ban đầu, tiền điện hằng tháng, quản lý đường điện... đều do người dân tự bàn bạc, thống nhất và hầu hết mọi người đều hưởng ứng nhiệt tình.

Bà Lê Thị Trang ở thôn Nhơn Hội cho hay: Việc lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng phục vụ lợi ích của chính người dân nên chúng tôi thấy mình có trách nhiệm trong việc tham gia đóng góp kinh phí lắp đặt ban đầu cũng như tiền điện hằng tháng. Các khoản thu chi đều được công khai, minh bạch rõ ràng nên chúng tôi đồng lòng thực hiện.

Tại huyện Phú Hòa, hằng năm, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở huyện tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở đến các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị. Địa phương này gắn thực hiện QCDC ở cơ sở với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

Theo ông Dương Công Toản, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Trị, những chủ trương hay mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi trong phạm vi xã, người dân đều được bàn bạc, thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ... Với cách làm này, thời gian qua, người dân trên địa bàn xã đã tham gia tích cực trong hiến đất, vật kiến trúc, hoa màu làm đường nội thôn, các công trình công cộng và đóng góp ý kiến vào nghị quyết HĐND xã, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

“Việc thực hiện QCDC ở cơ sở đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, huy động sự chung tay, góp sức của Nhân dân trong huyện tham gia các hoạt động, lĩnh vực của đời sống. Đồng thời củng cố mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”, bà Huỳnh Thị Son, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Phú Hòa nói.

Thực tế cho thấy, hoạt động dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tập trung vào một số nội dung và hình thức công khai như: Tổ chức quán triệt và công khai để người dân biết các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định về thủ tục hành chính, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND các cấp liên quan đến việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật ở địa phương. Đối với các cơ quan, đơn vị, việc thực hiện QCDC ở cơ sở được tổ chức thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để công khai những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, kế hoạch công tác hằng tháng, quý, năm và kinh phí được ngân sách nhà nước cấp phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị; quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị... Còn với các doanh nghiệp thì công khai, phổ biến nội quy, quy chế tới người lao động. Từ đó, người lao động được bàn, quyết định các nội dung thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật, nghị quyết hội nghị người lao động; xây dựng, sửa chữa, bổ sung và thực hiện các quy định, quy chế của doanh nghiệp, nhất là sau khi có Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở...

Phát huy dân chủ ở cơ sở, người dân xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa đồng lòng, đồng sức trong thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Ảnh: THÚY HẰNG

Nhân lên sc mnh tng hp

Dân chủ được phát huy, vai trò, trách nhiệm của Nhân dân được đề cao, qua đó huy động hiệu quả các nguồn lực tham gia thiết thực trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo đánh giá của đồng chí Đinh Thị Thu Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo QCDC ở cơ sở tỉnh, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, cấp ủy, chính quyền các cấp đã thực hiện nghiêm túc việc công khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan trực tiếp đến người dân như: Các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư; các khoản huy động Nhân dân đóng góp, các khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án, chính sách an sinh xã hội, chương trình vay vốn phát triển sản xuất, giảm nghèo...

Ngoài ra, chính quyền các địa phương đã tổ chức cho người dân bàn và quyết định đối với những việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Các xã, phường, thị trấn cũng đã tạo điều kiện để người dân trực tiếp giám sát hoặc giám sát thông qua hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Năm 2023, công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, những bức xúc, kiến nghị, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của công dân được chú trọng thực hiện.

Các cấp, các ngành đã tiếp 2.277 lượt công dân/2.065 vụ việc (han 3,7 % so với cùng kỳ năm 2022); tiếp nhận 3.696 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị (han 6,7% so với cùng kỳ năm 2022). Qua phân loại có 1.964 đơn/1.964 vụ việc, đã giải quyết 1.552 vụ việc (đạt tỉ lệ 79%), còn lại 412 vụ việc các cơ quan đang xem xét giải quyết…

“Nhờ sự đồng thuận của người dân thời gian qua đã góp phần giúp tỉnh vượt qua khó han, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đời sống của người dân vì vậy không ngừng được cải thiện, nâng cao. Đây cũng là thành quả người dân được thụ hưởng nhờ phát huy dân chủ mang lại”, đồng chí Đinh Thị Thu Thanh nhấn mạnh.

Đẩy mạnh thực hiện QCDC góp phần tạo đồng thuận xã hội chính là động lực quan trọng để tỉnh quyết tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện và bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững.

Đồng chí Đinh Thị Thu Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo QCDC ở cơ sở tỉnh

THÚY HẰNG

Nguồn Phú Yên: https://baophuyen.vn/76/313779/khoi-nguon-suc-manh-tu-phat-huy-dan-chu-o-co-so.html