Khánh Ly bật mí những gì về thân phận trước khán giả Thủ đô?

Khánh Ly mô tả 'Liveshow Khánh Ly concert' diễn ra tối qua (10/5) tại Hà Nội là 'hành trình trở về kỷ niệm'. 39 năm rời xa quê nhà Việt Nam bôn ba nơi xứ người đã giúp bà có những phút giây khắc khoải cùng kỷ niệm, cùng tình yêu.

Bởi vậy, khi được trở về,được hát trên chính mảnh đất mà mình sinh ra, Khánh Ly không chỉ muốn hát cho “đãđời” mà còn muốn tâm sự. Đó là những nỗi lòng đã chất chứa trong bà suốt 39 nămqua.

Vì lẽ đó, trước môĩkhúc hát, Khánh Ly đều dành thời gian trò chuyện với khán giả. Gọi là trò chuyệnnhưng thực chất là bà độc thoại một mình trên sân khấu. Những câu chuyện của bàkhông chỉ xoay quanh câu hát mà còn là những câu chuyện cuộc đời bà đã đi qua,nhất là những kỷ niệm “chưa bao giờ chết” với “ông Sơn” (từ dùng của Khánh Ly).

Khánh Ly bảo: “Tất cả vui buồn sướng khổ rồi sẽ đi qua, chỉcó kỷ niệm và tình yêu ở lại. Bởi vì chúng ta không thể nào sống mà không cótình yêu. Nếu không có kỷ niệm và tình yêu, đời sống chắc hẳn sẽ rất buồn”.Đó dường như cũng là lý do người đàn bà “ghiền” khói thuốc này bước vào cõitình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tự nhiên như một cơn gió và sống mãi trong cõitình ấy 50 năm tròn chưa dứt ra (Khánh Ly gặp nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và bắt đâùhát những nhạc phẩm của ông vào năm 1964).

Khánh Ly chia sẻ, bà đaỡ̉ tuổi 70 và có thể khoảng 1 đến 2 năm nữa bà cũng sẽ im tiếng. Những vui buồn,sướng, khổ… trong đời sống này bà đã đi qua. Và bà nhận thấy rằng, trong lúcnày tình yêu đối với bà là thứ thiêng liêng nhất. Tình yêu của bà là chuỗi dàinhững kỷ niệm, là sự kết nối của một trái tim đến hàng vạn trái tim.

Dĩnhiên, tôi mong được quý vị yêu mến khi tôi còn. Chứ nếu tôi đi ra khỏi cuộc đơìnày, tôi không còn được nghe quý vị bày tỏ nữa. Nếu có yêu nhau thì hãy nói yêungay, đừng để xa nhau rồi mới nói tiếng yêu thì đã muộn” – Khánh Ly mong mỏi.

Khánh Ly nói, TrịnhCông Sơn không viết nhạc ngẫu nhiên mà những gì ông nhìn và nghe thấy đi vào nhạcrất dễ dàng. Ngày xưa khi còn trẻ, bà không hiểu hết được ý nghĩa của môĩbài hát do nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Ngay cả bây giờ, có tuổi rồi, bà cũng chỉ hiêủđược một phần nào. Không hiểu nhưng bà cũng không bao giờ dám hỏi vì nếu mình hỏisẽ để lộ ra cái dốt của mình.

Có nhiều điều tôi im lặng như thế, ai làm sao tôi làm vậy, nhưng nếu ailàm bậy tôi không làm theo đâu… Nhiều người hỏi tôi trong gia tài âm nhạc cuaổng Sơn tôi thích bài nào nhất?. Dĩ nhiên bài nào của ông tôi cũng thích nhưng bàiHạ trắng thì tôi yêu lắm lắm. “Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tênnhau…” một lời nói thôi nhưng gửi gắm trong đó bao nhiêu là tình nghĩa. Bởi vìtình yêu có thể đi qua rất nhanh trong dòng đời của chúng ta nhưng cái nghĩa thìnằm lại với chúng ta mãi mãi. Đối với các bạn trẻ xin giữ mãi cái nghĩa này bơỉchúng ta hơn ai hết bao giờ cũng mong: “Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu, gọimãi tên nhau…”.

Khánh Ly cũng bày tỏ bàdành tình yêu nhiều hơn cho những ca khúc Davàng bởi trong đó có tình yêu, thân phận, quê hương…. có tất cả.

Nếu chúng ta chịu khó nghe, chúng ta sẽ thấy hãnh diện vì được là ngươìViệt Nam. Xin cho chúng ta và quê hương mãi mãi bình an” – Khánh Ly nguyệncầu.

Có một lần, Khánh Lyđánh bạo hỏi Trịnh Công Sơn về bài hát Tuôỉđá buồn, về giáo đường mà ông nhắc đến trong bài hát. Trịnh Công Sơn đã trảlời bà rằng: “Lúc sáng tác ca khúc, anh nghĩ,cuộc đời chỉ nên để con người yêu nhau thôi và nếu lấy tình yêu làm tôn giáothì sẽ không còn đau khổ nữa. Giáo đường trong bài hát là giáo đường tình yêuchứ không phải giáo đường của một tôn giáo nào cả. Những người nào đang khổđau, đang khao khát một tình yêu, đang thất vọng vì tình yêu… thì đến giáo đườngđó để cầu nguyện. Bài Tuổi đá buồn là một thế giới tưởng tượng. Giáo đường là ướcmơ trong tương lai. Có lẽ những con người của thế kỷ 21 sẽ xây dựng nên giáo đườngtình yêu ấy. Ở đó, con người chỉ yêu nhau thôi không nghĩ đến chuyện gì khác”.Đoạn trò chuyện này đã được Khánh Ly quay lại thành clip và gìn giữ trong suốtnhững năm qua như kỷ vật của một “cuộc tình”.

“Diễm” của nhạc sỹ TrịnhCông Sơn tâm sự thêm, có người từng hỏi bà ai là người hát nhạc Trịnh hay nhất.Và bà quả quyết, cho đến bây giờ, với bà nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là người hát nhạccủa mình hay nhất. Lúc sinh thời, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn rất yêu bài Mưa hồng. Mỗi khi 2 anh em hát chung ôngthường nói với bà: “Anh hát hay hơn Mai”(tên thật của Khánh Ly là Lệ Mai).

Chắc quý vị cũng biết, anh em chúng tôi gắn bó với nhau từ năm 1964. Vaườ́c mơ là lúc nào cũng được ở bên cạnh nhau, đi với nhau, hát với nhau ở khắp mọinơi. Nhưng ước mơ đã không thành. Năm 1992 tôi mới gặp lại ông Trịnh Công Sơn ởCanada. Đó là những ngày hạnh phúc nhất mà tôi không bao giờ có thể nghĩ tới. Vàdầu không nói ra nhưng chúng tôi lúc nào cũng ấp ủ ước mơ được hát với nhautrên mọi nẻo đường quê hương Việt Nam. Dẫu là ước mơ không thành thì cũng chẳngcó gì thay đổi những cảm nghĩ giữa chúng tôi. Lần này tôi trở về, ông Sơn đi vắng.Ông đi xa. Nhưng tôi tin ông sẽ không thất vọng khi đã chọn tôi. Một lần nữa,tôi mong ông ở nơi xa sẽ không thất vọng khi giao những bài hát của ông cho tôi”– Khánh Ly bồi hồi kể lại.

Tâm sự về nghề hát,Khánh Ly nói một câu gỡ miệng: “Tôi luônước có một ngày được hát rồi chết luôn cũng được”. Và bà lý giải: “Không chỉ riêng tôi, phàm tất cả các ca sĩ hátđều vì mê hát. Không phải vì tiền đâu, cũng không phải cái được gọi là “ca sĩ”.Đầu tiên họ hát cho chính họ. Tâm trạng ngày hôm nay tôi buồn hay vui, tôi thấttình hay được tình đều gửi gắm trong những bài hát bài hát. Đó là lý do tại saođã vướng vào cái nghiệp này, không ai có thể bỏ được. Bởi có nhiều điều khôngthể nói với ai được, chỉ có thể nói với bài hát thôi. Có lẽ các nhạc sĩ cũng thế,khi họ viết lên bài hát cũng là tâm sự của họ đó. Họ đau, họ buồn, sung sướng,hạnh phúc... tất cả đều ở trong những bài hát đó. Khi chúng ta nghe một tìnhkhúc, chúng ta cảm thấy được chia sẻ rất nhiều...”.

Cúng trong hành trìnhtrở về kỷ niệm, Khánh Ly lần đầu chia sẻ về nguồn gốc của bà: “Tôi sinh ra ở Hà Nội, nhà tôi ở số nhà 106Hàng Bông. Tôi không biết nhiều về Hà Nội bởi lúc đó tôi mới 9, 10 tuổi thôi. Tôicó biết cây cơm nguội nhưng tôi không biết mùi hoa sữa, tôi cũng không biết chimsâm cầm ở hồ Tây. Sau này anh Trịnh Công Sơn có nói cho tôi nghe về loài chimsâm cầm đó. Tôi biết cây bàng lá đỏ nhưng tôi lại không biết phố cổ, biết nhữngmái ngói thâm nâu. Cũng như khi về Sài Gòn tôi không biết chỗ nào là chỗ nào, kểcả khi đi qua ngôi nhà cũ tôi cũng không nhận ra được đó là ngôi nhà mình từng ở.Tôi chợt nhớ đến một câu hát: “Người nghệ sỹ lang thang hoài trên phố, bỗng thâýmình chẳng nhớ nổi một con đường…

Khánh Ly còn kể rất nhiêùvề câu chuyện cuộc đời. Có những câu chuyện dài lan man nhưng cũng có những câuchuyện rất ngắn. Những câu chuyện là những lời tự sự mà bà muốn trút vơi nôĩlòng, nỗi lòng của một người đàn bà “nặng nợ” với tình yêu, với âm nhạc, với cuộcđời. Bởi suy nghĩ đó nên khi vừa bước ra sân khấu, Khánh Ly đã cất lời xin lỗi:“Tôi xin lỗi bởi sự có mặt của tôi làm khổcho nhiều người quá. Tôi không hề mong muốn như vậy. Ban nhạc rất khổ, ban tổ chức rất khổ. Và đây là lần đầu tiêntôi cảm thấy tại sao mình lại được yêu thương như vậy. Tôi cảm nhận được rằngtình yêu đôi khi là gánh nặng cho người được yêu. Vậy xin quý vị hãy thoải máiđi. Bởi nếu tôi cũng căng mà quý vị cũng căng quá thì sẽ đứt”.

Tâm sự cho đã đời. Hátcho đã đời. Đến giây phút chia tay, Khánh Ly lại trở nên bối rối. Bà cố kìm nénnhững giọt nước mắt bịn rịn nhưng cuối cùng nước mắt vẫn lăn dài. Bà nói: “Tôi mong quý vị yêu mến tôi, nếu có yêu nhauthì hãy yêu ngay. Đừng để khi xa rồi mới nói tiếng yêu thì sẽ muộn lắm”,Khánh Ly nói trước khi hát ca khúc Nếu coyếu tôi như một lời giã biệt mà không hẹn ngày tái ngộ. Nhìn hình ảnh KhánhLy lại trầm ngâm cúi đầu, ôm gối cất lời ca: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trênhai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…”. Rấtnhiều khán giả ở dưới sân khấu đã khóc theo tiếng hát của bà. Tình yêu và sự tiếcnuối gửi trọn trong những giọt lệ của giây phút chia ly. Bởi, chẳng ai nói trướcđược điều gì. Bởi, có thể đây là lần trở về cuối cùng của Khánh Ly. Và cũng có thể,một ngày mai, tiếng hát kia sẽ không còn và tình yêu sẽ hóa thành kỷ niệm.

HàTùng Long

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/van-hoa/khanh-ly-bat-mi-nhung-gi-ve-than-phan-truoc-khan-gia-thu-do-20140510032957850.htm