Công tác đối ngoại với nhiều dấu ấn, góp phần nâng cao vị thế đất nước

Nhân dịp năm mới 2019, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng,Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trả lời phỏng vấn các cơ quanbáo chí về thành tựu đối ngoại năm 2018 cũng như một số vấn đề báo chíquan tâm.

ĐIỂM SÁNG TRONG NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VIỆT NAM NĂM 2018

Xin Phó Thủ tướng cho biết những thành tựu đối ngoại nổi bật, cũngnhư những đánh giá về công tác đối ngoại năm 2018. Theo Phó Thủ tướng,dấu ấn lớn nhất của ngoại giao Việt Nam 2018 là gì?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh:Tình hình thế giới diễn biến bất thường, nhưng xu hướng chung vẫn là hoàbình, ổn định. Có những diễn biến không như chúng ta dự đoán, như chiêùhướng các nước quay lại chủ nghĩa bảo hộ, vấn đề dân túy… Điều nàykhiến nhiều nước cảm nhận được sự bất ổn, điều chỉnh không kịp dẫn đếnnhiều vấn đề xảy ra trong quan hệ quốc tế. Quan hệ của một số nước trênthế giới, dù là đồng minh nhưng cũng có những diễn biến khác thường.

Xu thế các năm qua cũng cho thấy các cơ chế đa phương phát triển, tôntrọng các cam kết quốc tế đã được ký kết, dựa trên luật pháp quốc tế. Dùcó một số trào lưu muốn rũ bỏ các cam kết đã có hay nhìn nhận lại cáccơ chế đa phương nhưng dù vậy, nước ta và đông đảo quốc gia khác vẫnđang phát triển dựa trên các cơ chế đa phương, định chế đã sẵn có này.Chưa kể đến, những vấn đề tranh chấp, xung đột tiếp tục diễn ra.

Trong bối cảnh đó, lĩnh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta vẫn triểnkhai đầy đủ các hoạt động. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao chúng tađến các nước vẫn được mở rộng. Năm nào cũng có các hoạt động của lãnhđạo nước ta tại nước ngoài nhưng trong năm 2018 những chuyến thăm củacác lãnh đạo ta đến các nước và việc họ mong muốn chúng ta đến thăm đãnói lên vai trò, vị thế của Việt Nam, đồng thời cho thấy rằng hoạt độngcủa chúng ta hết sức hiệu quả và cần thiết.

Về số lượng các nhà lãnh đạo, nguyên thủ các nước đến thăm Việt Nam thìdù cho ở khu vực còn rất nhiều vấn đề và cả trong nước của họ cũng cónhiều điều phải giải quyết nhưng họ vẫn dành thời gian cho các chuyếnthăm tới Việt Nam, các hoạt động và các chuyến thăm vẫn diễn ra. Trongxu thế đó, Việt Nam tiếp tục mở rộng và nâng cấp quan hệ với một số nước– điều không phải dễ dàng trong bối cảnh hết sức phức tạp.

Một dấu ấn hết sức quan trọng là việc Việt Nam tham gia tích cực cáchoạt động đa phương và tổ chức tại Việt Nam các diễn đàn đa phương quantrọng. Việc tổ chức các diễn đàn có thể vẫn là sự kiện thường niên củacác năm nhưng vấn đề quan trọng là được diễn ra tại Việt Nam với vai tròdẫn dắt của chúng ta, đặt ra những vấn đề quan tâm chung.

Trên thế giới hàng năm có rất nhiều diễn đàn và thế giới cũng có thểchọn lựa diễn đàn để tham gia nhưng tại Việt Nam chúng ta đã thu hútđược nhiều nhà lãnh đạo cấp cao các nước và có cả sự tham gia của cộngđồng doanh nghiệp rất đông đảo. Những nội dung mà chúng ta dẫn dắt thểhiện sự quan tâm chung nhưng vẫn đáp ứng được mục đích, lợi ích củachúng ta.

Có rất nhiều hoạt động và nhiều thành công trong hoạt động đối ngoại củalãnh đạo Đảng, Nhà nước năm 2018. Có thể kết luận lại như Tổng Bí thư,Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại Hội nghị ngoại giao 30,khẳng định hoạt động đối ngoại là điểm sáng trong thành tựu chung củaViệt Nam 2018.

TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) chính thức có hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liênminh châu Âu (EVFTA) sắp có hiệu lực. Dưới góc nhìn của nhà ngoại giao,theo Phó Thủ tướng, Việt Nam có cơ hội, thách thức nào trong đầu tư vàmở rộng thương mại?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: ViệtNam phát triển trong thời gian qua với con số tăng trưởng hằng năm luôncao, nhất là năm 2018, chúng ta tăng 7,08%, mức cao nhất trong vòng 10năm qua.

Có rất nhiều nguyên nhân thành công trong phát triển kinh tế của chúngta, nhưng một trong những nguyên nhân là kinh tế đối ngoại hay thươngmại đầu tư đóng góp tích cực vào nền kinh tế của Việt Nam. Thương mạiđầu tư nghĩa là kinh tế Việt Nam rất mở.

Tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam gần gấp đôi giá trị GDP của cả nước.Điều đó có nghĩa là nền kinh tế chúng ta rất rộng mở so với các nền kinhtế trên thế giới, cho thấy chúng ta hết sức quan tâm tới vấn đề thươngmại, đầu tư và tự do thương mại, tự do đầu tư. Trong nhiều năm qua,chúng ta đã tham gia tích cực và đàm phán cũng như ký kết, phê chuẩn cácHiệp định thương mại tự do. Cho tới nay, có 16 hiệp định thương mại tưdo (FTA) song phương cũng như đa phương mà Việt Nam đã tham gia, cũngnhư đang thảo luận, ký kết. Chúng ta thấy được tác động của các hiệpđịnh thương mại tự do đối với nền kinh tế của chúng ta để tăng cườngthương mại cũng như đầu tư của Việt Nam.

Quốchội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàndiện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liênquan. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 14/1, CPTPP bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam là nước thứ 7 trong số 11nước thành viên phê chuẩn hiệp định. Quyết định của Việt Nam cùng cácnước tham gia thảo luận để đi đến ký kết CPTPP dựa trên cơ sở vì đây làhiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có những cơ hội và thách thức choViệt Nam.

Tính toán hiện tại cho thấy CPTPP có thể mang lại tăng trưởng trên 1,3%cho GDP của Việt Nam, hay xuất khẩu tăng trên 4%, tạo ra nhiều công ănviệc làm. Nếu tận dụng được hết những điều khoản hay dòng thuế mà chúngta được hưởng trong CPTPP thì mới đạt được như vậy. Điều này nói lênrằng cơ hội trong CPTPP là rõ ràng nhưng thách thức chính là khả năngcạnh tranh. Việt Nam cần phải tăng cường khả năng cạnh tranh của cácdoanh nghiệp nếu muốn thụ hưởng thuận lợi, cơ hội mở ra của CPTPP cũngnhư EVFTA. Nếu chúng ta tận dụng được thì mới có các lợi thế.

Ngoài ra, điều hết sức quan trọng là thị trường mới được mở ra nhưng sựcạnh tranh đối với chúng ta cũng sẽ tăng lên, vì chúng ta được hưởngthuế về 0 thì cũng phải dành cho các doanh nghiệp bạn thuế về 0. Do đó,thách thức và cơ hội luôn đan xen nhau. Một câu luôn luôn đúng là nêúbiến thách thức thành cơ hội thì sẽ trở thành cơ hội, điều đó phụ thuộcrất nhiều vào doanh nghiệp.

Việt Nam có nhiều hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là hiệp địnhthương mại tự do đã có trong ASEAN, thị trường hơn 650 triệu dân, nhưngdoanh nghiệp Việt trong thời gian qua chưa tranh thủ được nhiều. Năm2019, chúng ta bắt đầu thực hiện cam kết của ASEAN, tức là giảm toàn bộthuế về 0 thì sự cạnh tranh sẽ rất cao. Do đó, đây là kinh nghiệm chochúng ta, ngay từ đầu cần phải tận dụng các hiệp định thương mại tự dothì doanh nghiệp Việt Nam mới phát triển được.

CHỦ ĐỘNG, HIỆU QUẢ, SÁNG TẠO TRONG VAI TRÒ CHỦ TỊCH ASEAN

Năm 2020 Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, Phó Thủ tướng có thể cho biết, Việt Nam có chuẩn bị gì cho chặng đường sắp tới?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Năm2020 không phải là lần đầu tiên chúng ta làm Chủ tịch ASEAN. Việt Namđã chuẩn bị cho vai trò này từ rất sớm. Cuối tháng 12 đã chính thứcthành lập Ủy ban Quốc gia chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEANnăm 2020 của Việt Nam do tôi làm Chủ tịch Ủy ban. Việt Nam luôn luônchuẩn bị trước, đây là kinh nghiệm để chúng ta có nhiều thành công nhưchủ nhà APEC đã chuẩn bị 2, 3 năm trước đó. Chúng ta phải chuẩn bị đảmbảo thành công nội dung ASEAN 2020, công tác hậu cần, lễ tân… Chúng tatin rằng khâu tổ chức sẽ thành công. Chúng ta cũng cần phải quảng bá đểnâng tầm Việt Nam.

Chúng ta đã thành lập Ủy ban quốc gia để có đủ thời gian chuẩn bị tốtnhất cho vai trò Chủ tịch. Để nội dung ASEAN 2020 đúng với tinh thần củaChỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh vànâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 trong bối cảnh hội nhập quốctế sâu rộng, có tinh thần chủ động, tích cực và dẫn dắt trong vấn đềnày, nâng tầm của chúng ta lên, điều đó phải thể hiện trong vai trò Chủtịch của ASEAN 2020. Cộng đồng ASEAN tiến triển tích cực nhưng cũng cónhững khó khăn nhất định, Chủ tịch ASEAN 2020 phải nỗ lực chủ động, hiêụquả, sáng tạo trong vai trò của mình.

THÀNH VIÊN CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA LIÊN HỢP QUỐC

Việt Nam đang ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồngBảo an Liên hợp quốc, xin Phó Thủ tướng cho biết ý nghĩa của việc ViệtNam ứng cử lần này?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh:Việt Nam đang ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Baoản Liên hợp quốc. Đây cũng không phải là lần đầu tiên chúng ta ứng cửvào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, năm 2008-2009 chúng ta đã là Ủy viênkhông thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, khi ứng cử lần đâùtiên chúng ta đã giành được phiếu rất cao, thể hiện rằng các nước thựcsự tin tưởng là Việt Nam có thể đảm nhận vai trò này.

Sau 10 năm, với những đóng góp của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2009tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như vai trò, vị thế của Việt Namhiện nay, các nước sẽ đặt sự tin tưởng ở mức cao hơn, kỳ vọng cao hơn vềvai trò của Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồngBảo an Liên hợp quốc. Điều đó vừa là cơ hội để chúng ta hy vọng có sốphiếu cao nhưng cũng là thách thức phải đáp ứng được kỳ vọng của cácnước. Giai đoạn này chúng ta phải có sự tham gia chủ động, tích cực hơn.Nhóm châu Á-Thái Bình Dương đã nhất trí thông qua đề cử Việt Nam là ứngcử viên duy nhất của Nhóm vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồngBảo an Liên hợp quốc dành cho Nhóm trong nhiệm kỳ 2020-2021.

Việc Việt Nam đang là ứng cử viên Ủy viên không thường trực Hội đồng Baoản Liên hợp quốc sẽ góp phần giúp ta có tiếng nói, vị thế lớn hơn trêntrường quốc tế, được tham gia sâu hơn vào việc giải quyết các vấn đề hệtrọng toàn cầu, phù hợp hơn với các lợi ích quốc gia của ta. Bên cạnhđó, điều này sẽ tạo ấn tượng về một Việt Nam không những phát triển kinhtế năng động, mà về mặt chính trị còn là một “thành viên tích cực, cótrách nhiệm” của cộng đồng quốc tế.

Đây là một bước đi cũng phù hợp với việc thực hiện đường lối đối ngoạimà Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra là:“Chủ động và tích cực đóng góp xâydựng, định hình các thể chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợpquốc” đồng thời thể hiện vai trò, khả năng của chúng ta trong việc sángtạo và hội nhập sâu rộng, tích cực tham gia và đóng góp vào cuộc đâútranh chung của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, phát triển, dânchủ và tiến bộ xã hội.

Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc thời gian qua?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh:Việc chúng ta quyết định tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liênhợp quốc cũng là một quyết định thể hiện chúng ta là thành viên có tráchnhiệm của Liên hợp quốc. Một điều mà chúng ta thấy rõ rằng tham giahoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là quyết định ở tầm kháchẳn trước đây khi chúng ta chỉ tham gia các hội nghị quốc tế hay cácdiễn đàn quốc tế. Bởi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợpquốc là thể hiện chúng ta mong muốn đóng góp vào việc xây dựng hòa bình ởtrên thế giới chứ không chỉ ở khu vực.

Bệnh viện dã chiến đầu tiên của Việt Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. (Ảnh: TTXVN)

Các nước rất kỳ vọng vào sự tham gia của Việt Nam, nhất là ở khu vực cóxung đột hay có các vấn đề. Hình ảnh bộ đội Việt Nam, với lịch sử hàohùng trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, hình ảnh bộ đội mũ saovàng Việt Nam ở các khu vực cũng là sự đóng góp, tạo niềm tin cho họ. Sựtham gia của Việt Nam vừa thể hiện trách nhiệm, vừa đáp ứng mong mỏi,yêu cầu của những khu vực đó.

Việt Nam bắt đầu tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốctừ tháng 6/2014. Việt Nam đã cử 29 lượt sỹ quan làm nhiệm vụ tại cácPhái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở châu Phi. Mới đây nhất, tháng10/2018, Việt Nam đã triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 với 63 cán bộ,chiến sỹ, trong đó có 10 nữ sĩ quan, tại Nam Sudan.

Những con số trên mang giá trị biểu tượng rất lớn về hình ảnh của ViệtNam là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế,góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Gần đây nhất,tháng 10/2018, Việt Nam đã triển khai một Bệnh viện dã chiến cấp 2 tơíNam Sudan. Đây cũng là cơ sở vững chắc để chúng ta tiếp tục triển khaichủ trương tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bìnhtrong thời gian tới.

BẢO VỆ LỢI ÍCH CÔNG DÂN - NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG TRONG CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI

Phó Thủ tướng có thể cho biết, năm 2018 Bộ Ngoại giao đã thực hiện công tác bảo hộ công dân Việt Nam như thế nào?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh:Công tác bảo hộ công dân là một nhiệm vụ quan trọng của ngoại giao, đôíngoại, đặc biệt là các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, nhất làtrong tình hình đất nước hội nhập sâu rộng, quan hệ ngày càng rộng mở,nhu cầu đi ra bên ngoài tăng lên nhanh chóng, không chỉ người lao động.

Kinh tế phát triển, số lượng người có điều kiện đi du lịch ngày càngtăng, công tác bảo hộ công dân càng có vai trò quan trọng, diễn ra ởkhắp các nơi trên thế giới, nơi có cơ quan đại diện và không có cơ quanđại diện. Bảo vệ lợi ích của công dân là một nhiệm vụ đặc biệt quantrọng trong tổng thể công tác đối ngoại. Bộ Ngoại giao luôn quán triệtrằng các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là chỗ dựa để công dânViệt Nam được hỗ trợ, được bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng khigặp khó khăn.

Năm 2018, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan bảo hộ10.378 công dân ở nước ngoài, tăng khoảng 22% so với năm 2017, trong đócó 1.589 ngư dân. Chúng ta cũng đã cung cấp thông tin để điều tra, ngănchặn các đường dây đưa người vượt biên hay chủ động đề nghị các các quốcgia/vùng lãnh thổ liên quan tạo điều kiện cho ngư dân/tàu thuyền tađược di chuyển vào nơi an toàn để trú, tránh chín cơn bão và nhiều đợtáp thấp nhiệt đới trong năm… Riêng tổng đài bảo hộ công dân(+84.981.84.84.84) đã tiếp nhận, giải đáp và xử lý 4.077 cuộc gọi vàthực hiện hơn 650.000 tin nhắn roaming gửi cho công dân khi ra nướcngoài để có thể liên hệ khi cần trợ giúp. Trong nhiều năm qua, Bộ Ngoạigiao đã có tổng đài mở 24/24.

Trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao!./.

(TTXVN)

Nguồn Tuyên Giáo: http://www.tuyengiao.vn/thoi-su/cong-tac-doi-ngoai-voi-nhieu-dau-an-gop-phan-nang-cao-vi-the-dat-nuoc-118180