Chuyện khó tin về lần đầu tiên con người phát hiện ra điện năng

Thales không thể ngờ rằng hơn 2.000 năm sau, quan sát khởi thủy của ông mở ra một cánh cửa vĩ đại trong khoa học, đó là sự nghiên cứu và ứng dụng điện năng trong đời sống.

Vào năm 600 TCN, Thales, một học giả Hy Lạp cổ, đã làm một thực nghiêm đơn giản là lấy miểng hổ phách cọ vào lông thú và thấy nó hút lông chim ở khoảng cách gần.

Ông không thể ngờ rằng hơn 2.000 năm sau, quan sát khởi thủy của ông đã mở ra một cánh cửa vĩ đại trong khoa học, đó là sự nghiên cứu và ứng dụng điện năng trong đời sống.

Trong tiếng Hy Lạp cổ, mảnh hổ phách mà Thales dùng làm thí nghiệm được gọi là "elektron". Nó chính là nguồn gốc của từ "điện năng" (electric) mà chúng ta sử dụng rộng rãi ngãy nay.

Sau thực nghiệm của Thales, điện năng đã chìm vào lãng quên một thời gian dài. Sự quan tâm đến hiện tượng này chỉ được khơi lại vào thập niên 1700, khi nhà phát minh người Anh Francis Hauksbee chế tạo một thiết bị tĩnh điện đơn giản dùng thủy tinh và len.

Kể từ đó, con người đã đạt được những bước tiến nhảy vọt trong nghiên cứu về điện năng. Đến thế kỷ 19, mối liên hệ và giữa điện vào nam châm được làm sáng tỏ, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử chinh phục điện năng của con người.

Đầu thế kỷ 20, mạng lưới điện và nhiều công nghệ đã ra đời mà đến nay vẫn được sử dụng - như pin và bóng đèn - với sự cải tiến và hoàn thiện hơn nhiều theo thời gian.

Từ nhiều nguồn năng lượng sẵn có trong nhiên nhiên như dòng nước, gió, ánh sáng, thủy triều, con người đã chuyển hóa thành nguồn điện bất tận để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của mình.

Bước sang thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu lại đặt ra một mục đích mới cho việc sử dụng điện năng, đó là tìm cách sản xuất ra điện bền vững, không gây nên những tác động tiêu cực cho môi trường sống...

Mời quý độc giả xem video: Bài toán lưới điện chưa có lời giải ở Texas Mỹ. Nguồn: VTV TSTC.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/giai-ma/chuyen-kho-tin-ve-lan-dau-tien-con-nguoi-phat-hien-ra-dien-nang-1517775.html