Cần xem lại việc học thêm tại tiểu học bán trú

Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) được xem là chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học cho quốc gia. Vì vậy, ngành GD&ĐT là ngành có tầm quan trọng trong công tác rèn giũa nhân tài cho đất nước.

Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) được xem là chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học cho quốc gia. Vì vậy, ngành GD&ĐT là ngành có tầm quan trọng trong công tác rèn giũa nhân tài cho đất nước.

Từ nhiều năm trước đây, việc tổ chức "học thêm, học bù, học phụ đạo...” góp phần tăng thêm thu nhập cho đội ngũ những giáo viên có hoàn cảnh... khó khăn, nhưng đã tạo nên những áp lực lớn cho các em học sinh về thời gian nghỉ ngơi trong học tập, tạo nên những cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho các em – đặc biệt là học sinh bậc tiểu học. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng không tránh khỏi áp lực về những khoản đóng góp cho con em họ.

Ngành GD&ĐT đã từng có quyết sách "cấm thương mại hóa giáo dục”. Quyết sách này đã phát huy được tác dụng trong một thời gian dài và hiện nay đã và đang "biến tướng” chuyện "thương mại hóa giáo dục” theo một hình thức khác.

Năm học 2011 – 2012, tính đến thời điểm hiện nay mới đi được một nửa học kỳ nhưng cũng chất chồng không biết bao nhiêu khó khăn cho các bậc phụ huynh có con em học bán trú nói riêng và những bậc phụ huynh có con em "bị ép” học thêm, học bù, học phụ đạo nói chung.

Nhằm nâng cao chất lượng dạy & học nên ngành GD&ĐT hiện nay có chủ trương tổ chức việc học bán trú tại nhiều trường phổ thông. Chủ trương này đã được dư luận đồng tình vì công tác quản lý học sinh được khép chặt hơn, chất lượng giáo dục được cải thiện. Thực tế, ở các trường tiểu học có tổ chức học bán trú thì mỗi tuần các em được học 5 ngày tức 10 buổi, trong đó có 5 buổi chính khóa và 5 buổi các em được học thêm các môn học khác.

Anh Nguyễn Hải Doan (trú tại khối 3A, thị trấn EaKar, Đăk Lăk) có con học lớp 2, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai cho biết: "Các cháu học ở trường từ thứ hai đến hết ngày thứ sáu nên nhiều khi về nhà không dám ép con mình học thêm vào buổi tối, dành thời gian cho các cháu thư giãn”. Đây cũng là điều hợp lý, phù hợp sức khỏe và khả năng nhận thức không bị "nhồi nhét” của trẻ. Chị Lâm Vi Ngọc (trú tại thị trấn EaKar, Đăk Lăk) có con đang học tại trường Tiểu học Nguyễn Khuyến bày tỏ: "Thật khổ, tôi có con đi học 5 ngày/tuần rồi, vậy mà "ông nhà trường” lại còn vận động phụ huynh phải "làm đơn” xin cho con học luôn cả thứ bảy, chủ nhật. Liệu đây có phải là cách để các trường tiểu học nêu trên đã và đang "dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ”? Mặt khác, với cách học "không ngày nghỉ” liệu có đảm bảo chất lượng trong việc dạy và học khi ngày nào các em cũng "khăn gói lên trường”...

Thiết nghĩ, việc tổ chức phụ đạo cho các em có học lực yếu kém là cần thiết. Tuy nhiên học sinh tiểu học tại các trường bán trú liệu có cần học thêm, học bù, học phụ đạo, học tất cả các ngày trong tuần thì cần xem lại. Bởi, các em đã có 5 buổi/tuần được học thêm kiến thức và các bậc phụ huynh đã phải đóng góp những khoản chi phí không nhỏ.

ĐOÀN XỨ THƯỢNG

Gửi cho bạn bè

Bản in

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=42322&menu=1480&style=1