Vì sao bức tranh của họa sĩ Việt Nam phá kỉ lục bán hơn 72 tỷ đồng?

Trong phiên đấu giá mùa xuân mang tên 'Morden Art Evening and Day Sales' của Hãng đấu giá Sotheby's (Hồng Công) diễn ra vào lúc 18 giờ 30 ngày 18/4, một bức tranh của của danh họa Mai Trung Thứ được gõ búa với giá 24.375.000 HKD, tương đương hơn 3,1 triệu USD (hơn 72,3 tỷ VND).

1. Trong phiên đấu giá mùa xuân mang tên “Morden Art Evening and Day Sales” của Hãng đấu giá Sotheby's (Hồng Công) diễn ra vào lúc 18 giờ 30 ngày 18/4/2021 của danh họa Mai Trung Thứ có tên là gì?

icon

Chân dung cô Phương

icon

Chân dung cô Linh

icon

Chân dung cô Lan

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong phiên đấu giá mùa xuân mang tên “Morden Art Evening and Day Sales” của Hãng đấu giá Sotheby's (Hồng Công) diễn ra vào lúc 18 giờ 30 ngày 18/4, bức tranh “Portrait of Mademoiselle Phuong” (“Chân dung cô Phương”) của danh họa Mai Trung Thứ được gõ búa với giá 24.375.000 HKD, tương đương hơn 3,1 triệu USD (hơn 72,3 tỷ VND). Trước đó, Hãng Sotheby’s ước tính bức “Chân dung cô Phương” sẽ có giá từ 7.500.000 HKD – 9.300.000 HKD (khoảng 964.192 USD – 1.195.598 USD). Một số nhà sưu tầm và chuyên gia nghệ thuật trong nước thì dự đoán mức giá có thể hơn 1,5 triệu USD.

2. Ông cùng ba họa sĩ khác được mệnh danh "tứ kiệt trời Âu" của nền hội họa Việt Nam, nhận định này đúng hay sai?

icon

Đúng

icon

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Tuy phần lớn cuộc đời hoạt động ở Pháp, thế nhưng Mai Trung Thứ vẫn được nhiều người biết đến là họa sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông cùng với Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Lê Phổ còn được mệnh danh "tứ kiệt trời Âu" (Phổ - Thứ - Lựu - Đàm) của nền hội họa Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng của ông đều gắn liền với đề tài phụ nữ, trẻ em, cuộc sống thường ngày dưới cái nhìn mang đầy màu sắc Á Đông. "Chân dung Madam Phương" cũng là một tác phẩm tiêu biểu nhất của họa sĩ. Mai Trung Thứ hay Mai Thứ (1906-1980) là một họa sĩ nổi tiếng của mỹ thuật hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông là sinh viên khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Yêu đời, lãng tử là chất nghệ thuật trong các sáng tác của ông, là một phần phong cách của nghệ thuật tạo hình cận hiện đại Việt Nam, đậm đà tâm hồn Việt Nam. Ngoài ra ông còn là nhà nhiếp ảnh, quay phim. Ông có công sức rất lớn sưu tầm nhiều tư liệu quí giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 2014, tên họa sĩ Mai Trung Thứ đã được đặt cho một con phố tại phường Bạch Đằng, quận Hải An, Hải Phòng quê hương của ông.

3. “Chân dung cô Phương” là tác phẩm sơn dầu được họa sĩ sáng tác vào năm nào?

icon

1929

icon

1930

icon

1931

Câu trả lời đúng là đáp án B: “Chân dung cô Phương” là tác phẩm sơn dầu được họa sĩ Mai Trung Thứ sáng tác năm 1930. Bức họa quý hiếm này lần đầu được trưng bày tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930 và Triển lãm Quốc tế Thuộc địa tại Paris từ ngày 6/5 đến 15/11/1931. Sau đó, tác phẩm lại thuộc bộ sưu tập tư nhân của một nhóm chủ sở hữu nhà Dumonteil - Les Souvenirs d’Indochine: The Madame Dothi Dumonteil Collection (Tạm dịch: Ký ức Đông Dương: bộ sưu tập của Madam Dothi Dumonteil). Madam Dothi (Đỗ Thị Lan) là người Pháp gốc Việt, từng sở hữu rất nhiều tác phẩm của họa sĩ Mai Trung Thứ. Chồng của bà, ông Pierre Dumonteil cũng là một nhà sưu tầm và nhà đấu giá có kiến thức uyên bác về lịch sử và thị trường nghệ thuật. Cả hai đã đồng sáng lập Galerie Dumonteil, có trụ sở ở Paris và các chi nhánh ở Thượng Hải (Trung Quốc) và Manhattan (New York). Hai vợ chồng bà cũng chính là người đã đưa tác phẩm "Chân dung Madam Phương" đến phiên đấu giá Sotheby’s.

4. Bức họa từng xuất hiện trong các phân cảnh của bộ phim nổi tiếng nào?

icon

Mùi Đu Đủ Xanh

icon

Mùi ngò gai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Chân dung Madam Phương là bức tranh sơn dầu Mai Trung Thứ vẽ để miêu tả người tình - một phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp quý tộc Hà Nội. Theo Sotheby’s miêu tả: "Bức tranh là một tác phẩm hoành tráng nhưng rất dịu dàng và gần gũi. Bức tranh lôi cuốn này còn thể hiện sự ngưỡng mộ sâu sắc của Mai Thứ đối với người mẫu, một quý cô được đồn đại là người yêu của nghệ sĩ". Bức họa từng xuất hiện trong các phân cảnh của bộ phim nổi tiếng Mùi Đu Đủ Xanh (The Scent of Green Papaya) năm 1993 của đạo diễn Trần Anh Hùng. Tại đây, tác phẩm được treo ở giữa phòng, gắn liền với sự trưởng thành của nhân vật chính Mùi. Cũng theo Sotheby's, sự hiện diện của cô gái Phương trong bức họa như đang phản ánh Mùi, cả hai đều đại diện cho lý tưởng nữ quyền và mang lại sức mạnh, vẻ đẹp cho xã hội.

5. Tác phẩm nào dưới đây được bán được nhà bán đấu giá nghệ thuật Sotheby''s bán với giá 815,500 HKD ( 2,2 tỷ)?

icon

Uống trà ở Huế

icon

Tiệc trà

icon

Chân dung

Câu trả lời đúng là đáp án B: Tác phẩm ''Tiệc trà'' được nhà bán đấu giá nghệ thuật Sotheby''s bán với giá 815,500 HKD ( 2,2 tỷ).

6. Bức tranh sau của họa sĩ Mai Trung Thứ từng được bán đấu giá với mức giá 625.000 đô la Hồng Kông (hơn 1,7 tỉ đồng) có tên là gì?

icon

Tiệc trà chiều

icon

Năm cô gái

icon

Năm cô gái trẻ

Câu trả lời đúng là đáp án C: Bức “Năm cô gái trẻ” của họa sĩ Mai Trung Thứ được bán đấu giá với mức giá 625.000 đô la Hồng Kông (hơn 1,7 tỉ đồng).

7. Họa sĩ Mai Trung Thứ là giám đốc hãng phim Tân Việt, điều này đúng hay sai?

icon

Đúng

icon

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Không chỉ là danh họa nổi tiếng, Mai Trung Thứ cũng là một trong số những người làm điện ảnh Việt Nam thế hệ đầu. Ông có công lớn trong việc ghi lại một số thời khắc lịch sử của đất nước. Năm 1946, Mai Trung Thứ gửi về Việt Nam bộ phim tài liệu với nhan đề “Sức sống của 25.000 Việt kiều tại Pháp”. Bộ phim này do chính ông quay và đứng tên hãng sản xuất Tân Việt. Bộ phim sau đó được chiếu rộng rãi trên các rạp ở Hà Nội. Cũng trong thời gian này, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu cấp cao sang thăm. Khi đó, họa sĩ Mai Trung Thứ là giám đốc hãng phim Tân Việt đã đi cùng Bác Hồ suốt 4 tháng để ghi lại các hoạt động. Năm 1975, danh họa đã tặng lại Việt Nam những thước phim quý giá này. Năm 1974, Mai Trung Thứ về thăm Việt Nam sau 38 năm xa quê hương cùng nhiều văn nghệ sĩ khác. Năm 1980, ông qua đời đột ngột vì bệnh tim, hưởng thọ 75 tuổi. Năm 2019, sau gần 40 năm qua đời, hài cốt danh họa Mai Trung Thứ được đưa về Việt Nam an táng tại khu lăng mộ của dòng tộc Mai Trung xã Tân Tiến (An Dương - Hải Phòng).

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vi-sao-buc-tranh-cua-hoa-si-viet-nam-pha-ki-luc-ban-hon-72-ty-dong-post1329364.tpo