'Bảo bối' của Nhật có bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và đợt xả nước từ Hồ Tây lần thứ 2?

Mặc dù mưa bão to, mực nước dâng lên cao nhưng không ảnh hưởng gì đến hệ thống xử lý trong lòng sông vì công nghệ được thiết kế từ đầu là đặt chìm các thiết bị thì mới xử lý tận gốc toàn bộ chất ô nhiễm, bùn hữu cơ ở tầng đáy, chất ô nhiễm lơ lửng trong nước.

Trao đổi với Phóng viên, TS.Kubo Jun, Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản cho biết: Công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản đang thí điểm tại sông Tô Lịch được thiết kế gồm hệ thống các máy sục khí công nghệ nano và các tấm Bioreactor được đặt chìm dưới lòng sông để không ảnh hưởng đến cảnh quan, sự lưu thông trên mặt sông.

Nước sông Tô Lịch được xảđể chuẩn bị cho công tác phòng chống úng ngập cơn bão số 3.

Mặc dù mưa bão to, mực nước dâng lên cao nhưng không ảnh hưởng gì đến hệ thống xử lý trong lòng sông vì công nghệ được thiết kế từ đầu là đặt chìm các thiết bị thì mới xử lý tận gốc toàn bộ chất ô nhiễm, bùn hữu cơ ở tầng đáy, chất ô nhiễm lơ lửng trong nước.

Tốc độ xả nước ngày 31/7/2019 vừa phải.

Đợt xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch vào ngày 31/7/2019 vừa qua, Công ty Thoát nước Hà Nội đã thực hiện thông báo trước cho phía JVE một ngày bằng văn bản, và điều chỉnh tốc độ xả nước vừa phải.

Nước sông Tô Lịch ngày 4/8.

Để khách quan, JVE mời Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam) tới đo lưu tốc dòng chảy tại đầu nguồn khu thí điểm. Lưu tốc đo được là 3m/s, nên không ảnh hưởng đến quá trình thí điểm. Chuyên gia Nhật Bản cho biết, đợt xả nước ngày 9/7/2019, tốc độ xả nước rất mạnh khoảng trên 8m/s và bất ngờ nên hệ vi sinh vật đã được kích hoạt bị ảnh hưởng, nhưng sau đó phía Chuyên gia Nhật Bản đã thực hiện giải pháp bí quyết công nghệ để không bị ảnh hưởng bởi tốc độ xả nước. Tuy nhiên, về vấn đề xả nước từ Hồ Tây, hai bên Công ty Thoát nước Hà Nội và JVE đã thống nhất về việc sẽ tính đến lượng mưa của các ngày sau đó để quyết định việc cần thiết bắt buộc phải xả gấp trong một vài ngày hay có thể kéo dài thời gian xả nước để điều tiết tốc độ xả nước tránh tốc độ quá mạnh như “lũ quét” làm ảnh hưởng đến khu thí điểm của Nhật Bản.

Anh Hùng

Từ khóa: nước sông Tô Lịch Bảo bối của nhật làm sạch sông tô lịch ô nhiễm sông tô lịch người dân bắt cá trên sông

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/bao-boi-cua-nhat-co-bi-anh-huong-boi-bao-so-3-va-dot-xa-nuoc-tu-ho-tay-lan-thu-2-post308368.info