Chân đất băng rừng, bộ đội cùng dân dựng lại bản làng sau lũ

Những người lính chân đất vượt rừng, lội suối vào 'rốn lũ' miền núi Nghệ An, cùng dân dựng lại bản làng tan hoang sau trận cuồng nộ của thiên nhiên.

Từ đêm mưa trắng núi, những người lính của Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã không rời tay súng, mắt hướng về những con suối đang gầm lên giữa rừng già. Những dấu hiệu đầu tiên của lũ dữ hiện ra từ buổi sớm hôm ấy - 21/7, và họ ở lại, đồng hành cùng dân.

Từ đêm mưa trắng núi, những người lính của Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã không rời tay súng, mắt hướng về những con suối đang gầm lên giữa rừng già. Những dấu hiệu đầu tiên của lũ dữ hiện ra từ buổi sớm hôm ấy - 21/7, và họ ở lại, đồng hành cùng dân.

Khi lũ bắt đầu tràn xuống, họ bám bản, sơ tán những hộ ở vùng nguy cơ cao.

Khi lũ bắt đầu tràn xuống, họ bám bản, sơ tán những hộ ở vùng nguy cơ cao.

Sau trận lũ, đường vào các bản Cha Ngà, Xiềng Tắm (Mỹ Lý) bị chia cắt hoàn toàn. Mọi phương tiện cơ giới đều bất lực, bộ đội lên đường.

Sau trận lũ, đường vào các bản Cha Ngà, Xiềng Tắm (Mỹ Lý) bị chia cắt hoàn toàn. Mọi phương tiện cơ giới đều bất lực, bộ đội lên đường.

Mỗi người chỉ mang theo ít thuốc men, mì gói, nước uống và cuốc xẻng.

Mỗi người chỉ mang theo ít thuốc men, mì gói, nước uống và cuốc xẻng.

Băng rừng đến nơi bà con bị cô lập, mỗi bước đi là một cuộc vật lộn với rừng sâu.

Băng rừng đến nơi bà con bị cô lập, mỗi bước đi là một cuộc vật lộn với rừng sâu.

Sau hai ngày băng rừng, vượt suối, đoàn viện trợ của Bộ đội Biên phòng Nghệ An (từ Vinh đến) đã có mặt tại nơi ảnh hưởng nặng nhất của trận lũ.

Sau hai ngày băng rừng, vượt suối, đoàn viện trợ của Bộ đội Biên phòng Nghệ An (từ Vinh đến) đã có mặt tại nơi ảnh hưởng nặng nhất của trận lũ.

"Chúng tôi là lực lượng tiếp viện, còn từ đầu mùa lũ, 18 đồn biên phòng đóng tại các địa phương đã đồng hành cùng bà con rồi. Chúng tôi đến xã Tương Dương từ sáng 22/7, thế nhưng đường bị chia cắt nên ở lại tiếp viện bà con vùng ngoài. Tới tận hôm nay mới tiếp cận được trong này. Bản Cha Ngà và Xiềng Tắm coi như bị xóa sổ", một lãnh đạo Bộ đội Biên phòng Nghệ An nói khi vừa đặt chân tới bản Xiềng Tắm.

"Chúng tôi là lực lượng tiếp viện, còn từ đầu mùa lũ, 18 đồn biên phòng đóng tại các địa phương đã đồng hành cùng bà con rồi. Chúng tôi đến xã Tương Dương từ sáng 22/7, thế nhưng đường bị chia cắt nên ở lại tiếp viện bà con vùng ngoài. Tới tận hôm nay mới tiếp cận được trong này. Bản Cha Ngà và Xiềng Tắm coi như bị xóa sổ", một lãnh đạo Bộ đội Biên phòng Nghệ An nói khi vừa đặt chân tới bản Xiềng Tắm.

Đặt chân đến bản làng đổ nát đầu tiên, người lính không kịp nghỉ. Họ sắn tay đào bùn, bới tìm đồ đạc bị chôn vùi cùng người dân.

Đặt chân đến bản làng đổ nát đầu tiên, người lính không kịp nghỉ. Họ sắn tay đào bùn, bới tìm đồ đạc bị chôn vùi cùng người dân.

Dọn đường giúp dân.

Dọn đường giúp dân.

Bộ đội và dân bản cùng nhau xếp lại từng viên gạch, nhặt từng bao lúa còn sót lại. Cuộc sống bắt đầu lại từ chính những gì còn vớt vát được.

Bộ đội và dân bản cùng nhau xếp lại từng viên gạch, nhặt từng bao lúa còn sót lại. Cuộc sống bắt đầu lại từ chính những gì còn vớt vát được.

Dẫm phải đinh gỉ khi dọn nhà dân, người lính trẻ được đồng đội băng tạm vết thương rồi nhanh chóng tiếp tục công việc.

Dẫm phải đinh gỉ khi dọn nhà dân, người lính trẻ được đồng đội băng tạm vết thương rồi nhanh chóng tiếp tục công việc.

Giữa nền sỏi đá tan hoang, một buổi trưa muộn, bộ đội ngồi ăn cơm nắm chan nước suối. Không ai nói gì, nhưng ánh mắt họ cho thấy một thứ bền chặt hơn lời hứa: “Cùng nhau không bỏ lại ai”.

Giữa nền sỏi đá tan hoang, một buổi trưa muộn, bộ đội ngồi ăn cơm nắm chan nước suối. Không ai nói gì, nhưng ánh mắt họ cho thấy một thứ bền chặt hơn lời hứa: “Cùng nhau không bỏ lại ai”.

Tuệ Lâm

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/chan-dat-bang-rung-bo-doi-cung-dan-dung-lai-ban-lang-sau-lu-ar956421.html