Cảm nhận Ðiện Biên
ĐBP - Từng là mảnh đất bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, song với tinh thần Ðiện Biên Phủ anh hùng, trong công cuộc đổi mới xây dựng quê hương Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Ðiện Biên đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện. Ðể hôm nay trên nền chiến trường xưa, đời sống người dân no ấm, diện mạo ngày một tươi đẹp hơn.
Một góc TP. Ðiện Biên Phủ nhìn từ trên cao. Ảnh: Xuân Tư
Là một người lính tham gia giải phóng Ðiện Biên, chứng kiến nhiều đổi thay trên mảnh đất lịch sử, ông Bùi Văn Ninh (90 tuổi), phường Thanh Bình, TP. Ðiện Biên Phủ tâm sự: Chiến dịch Ðiện Biên Phủ kết thúc sau 56 ngày đêm, quân và dân ta chiến đấu anh dũng và giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 7/5/1954. Sau ngày giải phóng, chỉ riêng việc thu dọn chiến trường đã mất tới gần 2 năm. Tuyến đường Tuần Giáo - Ðiện Biên hôm nay, chỉ hơn 80km thôi nhưng biết bao công sức anh chị em thanh niên xung phong từ khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tham gia xây dựng, nối liền Ðiện Biên với thủ đô Hà Nội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế theo chủ trương “miền núi tiến kịp miền xuôi” của Ðảng, Nhà nước. Sau giải phóng, mô hình Nông trường quốc doanh là loại hình kinh tế chủ đạo của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa tạo ra của cải vật chất. Tôi rất vui mừng khi mảnh đất đau thương ngày nào nay trở thành đô thị phát triển văn minh, hiện đại!
Ðể có Ðiện Biên tươi đẹp như hôm nay, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương là sự đồng lòng, đoàn kết của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. 66 năm sau ngày giải phóng, Ðiện Biên đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, nhiều năm liền duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, có chiều sâu về cơ cấu với việc tăng tỷ trọng dịch vụ, du lịch, thương mại, xây dựng; tỉ lệ hộ nghèo hiện nay còn 30,67%.
Ðể hội nhập và phát triển cùng các tỉnh vùng núi phía Bắc, tạo thương hiệu điểm đến du lịch, nhiều năm qua tỉnh duy trì tổ chức Lễ hội Hoa Ban vào tháng 3 hàng năm. Ðặc biệt, năm 2014 Chính phủ đã công bố dự án Du lịch trọng điểm quốc gia Ðiện Biên Phủ - Pá Khoang để phát triển du lịch gắn với lịch sử khu Sở chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ tại Mường Phăng. Với lợi thế về du lịch lịch sử, văn hóa, ngành công nghiệp “không khói” này đã mang lại doanh thu gần 1.500 tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020. Ðiện Biên hôm nay điện lưới quốc gia đã thắp sáng từng bản, những con đường mới mở đến khắp các vùng sâu, vùng xa; mạng lưới y tế được phát triển đồng bộ; giáo dục được đổi mới, nâng cao; quốc phòng an ninh được giữ vững.
Ðiện Biên những ngày tháng Tư rạo rực khí thế 45 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), những người con trên mảnh đất Ðiện Biên Phủ anh hùng cũng đang nỗ lực thi đua hướng về kỷ niệm 66 năm chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2020) với một tâm thế tự hào, tràn đầy niềm tin. Dọc trung tâm tỉnh lỵ là những dãy phố: Tô Vĩnh Diện, Phan Ðình Giót, Thanh Bình, Tân Thanh, Him Lam... những tên đất, tên người của một thời khói lửa nay đã thành tên bản, tên phố. Ðại lộ Võ Nguyên Giáp mang tên vị tổng tư lệnh chiến dịch năm xưa xuyên suốt nối liền những dãy nhà, con phố trong lòng TP. Ðiện Biên Phủ lịch sử.
Năm 2020 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Ðiện Biên quyết tâm phấn đấu, phát triển mảnh đất lịch sử nơi phên giậu cực Tây Tổ quốc.
Nguồn Điện Biên Phủ: http://baodienbienphu.info.vn/tin-tuc/chinh-tri/177615/cam-nhan-%C3%B0ien-bien