Đầu tư mở đường lâm nghiệp, hướng phát triển đột phá kinh tế nông nghiệp Bắc Kạn

Được Nhà nước đầu tư đường lâm nghiệp, người dân các địa phương rất phấn khởi, bởi những tuyến đường này phát huy tính đa dụng, vừa giúp việc đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ, tổ chức khai thác rừng trồng thuận lợi, vừa giúp phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp và phục vụ dân sinh hiệu quả.

Gia Lai: Hiệu quả từ mô hình trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

Mô hình hợp tác trồng sầu riêng VietGAP không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường.

Xuyên Việt với mong muốn tìm lối mở cho farmstay

Hiện nay, mô hình farmstay đang nở rộ trên địa bàn tỉnh, mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch cho người dân. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình mới mẻ này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Để hiểu rõ hơn và tìm lối mở cho mô hình này, anh TRẦN THÁI THIÊN, trú tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa và một số người dân Quảng Trị đã tham gia chương trình 'Xuyên Việt Farmstay 2024'. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với anh sau chuyến trải nghiệm ý nghĩa này.

Thái Nguyên hướng tới phát triển nông nghiệp xanh

Tỉnh Thái Nguyên hướng tới đẩy mạnh thực hiện phát triển chăn nuôi theo hướng 'tăng trưởng xanh', nhằm đảm bảo sự bền vững, hiệu quả trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường và gia tăng giá trị kinh tế trong chăn nuôi.

Kinh tế tập thể đóng góp vào giảm nghèo ở Na Rì

Các mô hình kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) ở huyện Na Rì đã và đang từng bước trở thành nhân tố tích cực đem lại giá trị kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho thành viên, người lao động, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Xây dựng nhãn hiệu tập thể, nâng giá trị lạc đỏ Chi Lăng

Thời gian qua, để nâng cao giá trị kinh tế từ cây lạc đỏ, một trong những loại cây trồng đặc trưng của địa phương, huyện Chi Lăng đã quan tâm triển khai công tác xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm.

Trồng thứ bưởi vài lần biến đổi màu, nông dân Đông Cao không chỉ nâng cao giá trị nông sản mà còn góp phần lưu giữ nguồn gen quý

Vài năm gần đây, giống bưởi đỏ đã trở thành cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao cho các thành viên HTX Bưởi đỏ Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội). Mỗi năm, mô hình trồng bưởi đỏ đem lại thu nhập cả tỷ đồng, giúp cải thiện đời sống cho bà con, mở ra hướng đi phát triển kinh tế mới tại địa phương.

Tăng hiệu quả kinh tế từ trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

Nhận thấy tiềm năng và giá trị kinh tế cao từ cây sầu riêng, nông dân ở Gia Lai, đặc biệt là cộng đồng đồng bào thiểu số Jrai đã mạnh dạn chuyển hướng sang trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hướng đến xây dựng thương hiệu nông sản của địa phương.

Kinh tế huyện Phúc Thọ duy trì tăng trưởng ổn định

6 tháng đã qua của năm 2024, kinh tế huyện Phúc Thọ tiếp tục duy trì ổn định, có bước tăng trưởng khá. Địa phương đã hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả năm.

Đông Hòa: Tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi số, phát triển sản phẩm OCOP

Ngày 12/6, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi số, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị cho 60 hội viên, nông dân trên địa bàn TX Đông Hòa.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Với khát vọng vươn lên làm giàu, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở khu phố 12, phường Bắc Sơn (thị xã Bỉm Sơn) đã mạnh dạn chuyển cây trồng, vật nuôi nhằm đem lại giá trị kinh tế cao, điển hình trong số đó có trang trại sinh thái hữu cơ kết hợp với trồng cây và chăn nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Sanh

Thạch An nâng cao giá trị kinh tế cây thạch đen

Để nâng cao giá trị kinh tế của cây thạch đen, UBND huyện Thạch An có nhiều giải pháp giúp người dân thiết lập chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, hình thành, phát triển các vùng sản xuất tập trung, góp phần ổn định và nâng cao đời sống người dân.

Đồng bào Jrai nâng cao giá trị cây sầu riêng

Nhận thấy tiềm năng và giá trị kinh tế cao từ cây sầu riêng, cộng đồng đồng bào thiểu số Jrai đã mạnh dạn chuyển hướng sang trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sầu riêng thương phẩm.

Từ đầm lầy bỏ hoang, người trẻ trồng sen kết hợp nuôi cá cho thu nhập trăm triệu

Từ đầm lầy bỏ hoang, những người trẻ ở xã Thạch Linh (thành phố Hà Tĩnh) đã đầu tư xây dựng mô hình trồng sen kết hợp chăn nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao.

Hải Dương: Quảng bá, tôn vinh giá trị sản phẩm lúa-rươi hữu cơ

Hải Dương hiện có khoảng gần 1.000ha sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy, không chỉ mang lại giá trị kinh tế hàng trăm tỷ đồng mỗi năm mà còn định vị thương hiệu sản phẩm hữu cơ an toàn.

Khai thác hiệu quả mô hình nông nghiệp gắn với du lịch

Ngày càng nhiều hộ gia đình, hợp tác xã (HTX) trong tỉnh Bắc Giang tận dụng lợi thế của sản xuất nông nghiệp để phát triển dịch vụ du lịch, trải nghiệm, từ đó góp phần tăng giá trị kinh tế. Để duy trì sức sống cho những mô hình này, các cấp, ngành, chính quyền địa phương đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp.

Thu nhập 350 triệu đồng từ 1,2ha rau hữu cơ

Tập trung vào khâu chăm sóc đất để tạo môi trường thuận lợi cho vườn rau phát triển khỏe mạnh, chống lại sâu bệnh, mang lại giá trị kinh tế cao.

Tích tụ, tập trung đất để phát triển nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã trở thành hoạt động sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao. Tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất để phát triển những mô hình NTTS tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, nhằm hướng đến ngành NTTS chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số khó khăn

Phụ nữ đóng góp rất lớn trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp và tạo ra các giá trị kinh tế địa phương. Song chính họ cũng là những người gặp phải nhiều rào cản khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, trong đó phải kể đến gánh nặng các công việc nội trợ, chăm sóc trong gia đình và hạn chế tham gia vào các quyết định trong kinh tế hộ gia đình cũng như của cộng đồng. Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình, đa dạng hóa các loại hình sinh kế, tập trung các giải pháp hỗ trợ canh tác, chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu và ứng dụng công nghệ thông minh trong quản trị sản xuất là các ưu tiên mà địa phương đang hỗ trợ cho cộng đồng. Ghi nhận tại huyện Mai Sơn, tỉnh miền núi Sơn La.

Những khác biệt trong cách làm giúp nông dân Nghệ An bắt đất 'đẻ' ra tiền, thu lợi nhuận vượt trội

Năm 2021, sau nhiều năm miệt mài 'tha phương cầu thực', anh Bùi Đình Hội quyết định trở về quê hương lập nghiệp với khát vọng làm giàu ngay trên mảnh đất của ông cha để lại. Chỉ sau 3 năm, những gì anh làm được không khỏi khiến nhiều người khâm phục.

Vựa mướp hương ở Phạm Trấn (Gia Lộc)

Nông dân xã Phạm Trấn (Gia Lộc, Hải Dương) đang thu hoạch mướp hương. Đây là một trong những cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây.

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu quế thu về hơn 96 triệu USD

5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 33.528 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,3 triệu USD.

Cây mận xanh đường cho giá trị kinh tế cao

Trong vài năm trở lại đây, mô hình trồng cây mận xanh đường tại huyện Long Phú được bà con trồng đang phát triển tốt và cho giá trị kinh tế cao nhờ được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, qua đó, giúp nông dân có thu nhập khá.

Lâm Đồng dẫn đầu cả nước về nuôi cá nước lạnh

Ngày 7/6 tại thành phố Đà Lạt, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với tỉnh Lâm Đồng tổ chức Tổng kết 20 năm phát triển cá nước lạnh; đồng thời đưa ra các giải pháp để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh tại các tỉnh, thành trong cả nước thời gian tới.

Chia sẻ các cách làm hay trong sản xuất nông nghiệp

Ngày 7/6, Đoàn công tác của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đã tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất gạo hữu cơ và mô hình 'Ruộng nhà mình' tại huyện Phù Yên.

Giá hành, tỏi khô Kinh Môn tăng cao

Giá hành, tỏi khô trên địa bàn thị xã Kinh Môn (Hải Dương) hiện cao gấp hơn 2 lần so với thời điểm đầu vụ.

Cho gà đi tất và sưởi đèn hồng ngoại để có giá bán 'khủng'

Đông Tảo là một giống gà quý hiếm, thuần chủng của Việt Nam, đem lại giá trị kinh tế gấp hơn nhiều lần so với các loại gà thông thường khác nên để gà có hình dáng đẹp, thịt ngon người nuôi mất rất nhiều thời gian công sức.

Bắt hàng loạt băng nhóm trộm cắp dây cáp điện

Liên tiếp xảy ra các vụ trộm cắp cáp điện tại Hà Nội. Số dây cáp điện trong các vụ trộm có giá trị gấp đôi hoặc gấp ba số tiền mà các đối tượng bán được.

Thanh Oai: Đất sinh lời cao nhờ giống lúa tốt

Trồng lúa japonica (J02) và lúa chất lượng cao đã mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho người dân, từ đó hạn chế việc bỏ ruộng hoang. Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục nhân rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, gắn với liên kết cùng doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Hiệp Hòa: Đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ giống lúa VNR20

Những ngày này, trên cánh đồng diện tích 74 ha tại các thôn Đại Đồng 1, Đại Đồng 2, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), nông dân đang tập trung thu hoạch lúa. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, người dân hai thôn cấy giống lúa VNR20 theo mô hình liên kết chuỗi với Công ty cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam.

Khởi sắc một vùng chè

Khởi sắc một vùng chèTừ khi áp dụng quy trình sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP, các thành viên Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thịnh (ở xóm Phú Ninh, xã Phú Đình, Định Hóa) đã làm khởi sắc một vùng chè...

Không vì mục tiêu kinh tế mà đánh đổi di sản và môi trường

Đại biểu Quốc hội phản ánh cùng với việc nhiều di sản đã được khai thác tối đa giá trị kinh tế cũng xảy ra tình trạng các di tích này bị quá tải, lộn xộn, nhất là vào các dịp lễ hội đầu năm. Do đó, đại biểu kiến nghị cần có giải pháp xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy di sản với phát triển kinh tế - xã hội, 'không vì mục tiêu kinh tế mà đánh đổi di sản văn hóa và môi trường'...

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Biến di sản thành tài sản nhưng không làm bằng mọi giá

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, cần phát huy các giá trị di sản, biến di sản thành tài sản, nhưng không làm bằng mọi giá.

Hà Nội: đa lợi ích từ kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại là thành tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Hà Nội. Đây cũng là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân, đảm bảo mục tiêu xuyên suốt thuộc Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy.

Vai trò của doanh nghiệp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Ngày 4/6, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Môi trường lần thứ 3 - Năm 2024, với chủ đề: 'Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp'. Diễn đàn do Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ TN&MT tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới hơn 60 điểm cầu trên toàn quốc.

Hà Nội ưu tiên phát triển 16 loại cây dược liệu

Ngày 4-6, UBND thành phố Hà Nội có kế hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024-2025

Đề nghị cấm đốt pháo hoa dịp Tết: Không hợp lòng dân!

Bạn đọc cho rằng việc cho phép người dân được đốt pháo hoa trong khuôn khổ quy định như hiện nay là hoàn toàn đúng đắn, hợp lòng dân, không nên cứ thấy cái gì khó quản lý là lại quay ra cấm thực hiện.

Phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1.500 tỉ đồng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực và ngành hàng sắn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4 thách thức trong phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương hiện nay còn gặp nhiều thách thức, khó có thể thực hiện sau ngày 31/12/2024.

Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội sẽ diễn ra cuối tháng 8/2024

Đây là cơ hội tốt để Trà Vinh tôn vinh, quảng bá thương hiệu giá trị kinh tế đặc sản dừa sáp, sản phẩm OCOP Trà Vinh, qua đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, kết nối giao lưu và phát triển du lịch địa phương.

Lợi ích kép từ sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, cáy

Hà Tĩnh mở rộng vùng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ kết hợp nuôi rươi, cáy nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích gắn với bảo vệ môi trường.

Mát tay nuôi con vật 'xấu bụng', anh nông dân nhẹ nhàng kiếm tiền tỷ

Một nông dân trẻ nuôi con vật 'quen thuộc' thích nước nhẹ nhàng đút túi tiền tỷ. Nghe danh nhiều người đến tham quan, học tập, ai cũng trầm trồ khen ngợi.