Hành trình 'số hóa' nông nghiệp của chàng trai 9X

Phần mềm quản lý trang trại FarmGo là bàn đạp thúc đẩy anh Vũ Đức Tuấn (34 tuổi, trú tại TX Quảng Yên, Quảng Ninh) từng bước chinh phục hành trình số hóa nông nghiệp.

Chợ Bình Điền: đổi mới, đột phá và hiện đại hóa

Đổi mới trong hoạt động, đột phá trong kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, Chợ Bình Điền đã tạo ra những giá trị vượt trội khi trở thành chợ đầu mối có quy mô lớn nhất nước, góp phần gia tăng hiệu quả chuỗi cung ứng của ngành thương mại nông sản thực phẩm cả nước nói chung và TPHCM nói riêng.

Chợ Bình Điền: Mục tiêu trở thành chợ hiện đại nhất khu vực và điểm du lịch hấp dẫn

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Chợ Bình Điền Đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) đã khẳng định vị thế là chợ đầu mối nông sản thực phẩm có quy mô lớn nhất cả nước.

Chợ Bình Điền: Biểu tượng của sự phát triển và đổi mới

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Chợ Bình Điền đã khẳng định vị thế là chợ đầu mối nông sản thực phẩm lớn nhất cả nước, góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiệu quả từ chăn nuôi lợn sinh học

Từng trải qua giai đoạn suýt phá sản vì bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, Hợp tác xã (HTX) Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) vẫn đứng vững, tiếp tục khẳng định là một trong những chuỗi thực phẩm an toàn có uy tín tại Hà Nội.

Công trình chợ tiền tỷ, xây xong rồi... bỏ hoang

Được đầu tư khá đồng bộ với 20 quầy bán hàng với đầy đủ các tiện nghi như điện nước, ngăn đựng đồ,… Vậy nhưng, gần 5 năm kể từ khi công trình chợ mới Bài Sơn tại xã Bài Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) hoàn thành đến nay vẫn đang bỏ hoang, thậm chí nhiều hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình: Tích cực góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cùng với các nhiệm vụ được giao, thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động tích cực góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đô Lương: Chợ mới bỏ hoang, tiểu thương dựng lều lán tạm bợ để bán hàng

Sau gần 5 năm hoàn thành đưa vào sử dụng, khu vực chợ thực phẩm tươi sống thuộc Dự án Lifsap chợ Bài Sơn, huyện Đô Lương vẫn không có tiểu thương vào buôn bán. Thay vì vào đình chợ mới thì tiểu thương lại tụ tập ở gần cổng chợ, dựng lều lán tạm bợ để bán hàng.

Giải pháp nào nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm?

Đến nay, cả nước đã xây dựng được 66 mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại 62/63 tỉnh, thành phố từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.

Giải pháp nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm

Tọa đàm trực tuyến Giải pháp nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm do Tạp chí Công Thương tổ chức sẽ phát trực tuyến trên nền tảng Tạp chí Công Thương điện tử và Fanpage Tự hào hàng Việt Nam vào 9h30 ngày 20/10/2022.

Hải Phòng: Nghịch lý chợ mới bỏ hoang, dân họp chợ ngoài đường

Chợ nông thôn mới được xây dựng khang trang to đẹp, nhưng lại bỏ hoang, xuống cấp. Trong khi đó các tiểu thương và người dân lại họp chợ ngoài đường, gây mất an toàn giao thông.

Sản xuất nông nghiệp: Muốn cạnh tranh, cần minh bạch

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan từng nhiều lần nhấn mạnh, truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt là một trong những giải pháp để bảo đảm tính minh bạch của toàn bộ chuỗi cung ứng nông sản nên các địa phương cần tập trung triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Mạnh tay dẹp lò mổ lậu

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định phê duyệt mạng lưới giết mổ động vật tập trung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2025, Đồng Nai sẽ có 58 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tăng 11 cơ sở so với quy hoạch trước đây. Mỗi ngày các cơ sở sẽ giết mổ 7.400 con heo và 178.000 con gà.

Nỗ lực 'thay áo mới'

Trên thực tế, các cửa hàng nhỏ, các sạp hàng ở các chợ truyền thống có những lợi thế về chi phí thuê mặt bằng, giá cả nhiều loại mặt hàng phải chăng hơn… Tuy nhiên, nếu không đổi mới trong cung cách phục vụ, niêm yết giá cả, mô hình bán lẻ truyền thống sẽ có thể bị bỏ lại phía sau so với mô hình bán lẻ hiện đại.

Tái cơ cấu mạng lưới giết mổ động vật

Trước đây, hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn Đồng Nai được thực hiện theo quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, giết mổ tập trung. Hiện quy hoạch giết mổ tập trung bị xóa bỏ theo Luật Quy hoạch đã có hiệu lực từ năm 2019.

Phát triển thương mại, dịch vụ cho các vùng nông thôn

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), đầu tư cho hạ tầng thương mại nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng. Các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng rất chú trọng đến tiêu chí này vì phục vụ cho nhu cầu đời sống thiết yếu của dân cư nông thôn đồng thời là kênh phân phối, tiêu thụ nông sản.

''Thay áo'' cho chợ truyền thống

Hiện nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều kênh bán lẻ hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... đã làm tăng áp lực cạnh tranh lên chợ truyền thống.

Hà Nội tổng kết chuỗi thực phẩm AZ

Chuỗi thực phẩm AZ đang vận hành hiệu quả, góp phần cung ứng cho thị trường Thủ đô các sản phẩm thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi tại vùng GAHP

Thanh Hóa là 1 trong 12 tỉnh tham gia Dự án 'Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm' (Lifsap) từ năm 2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì.

Nâng tầm chợ truyền thống

Trong thời gian qua, các sở, ngành, đơn vị liên quan đã cùng các địa phương trong tỉnh tăng cường mời gọi đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng các chợ truyền thống, nhất là ở khu vực nông thôn nhằm đảm bảo văn minh thương mại, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời để người tiêu dùng có thêm lựa chọn kênh mua sắm.

Không nên xây dựng cơ sở giết mổ tập trung trong khu dân cư

Ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, đến nay Đồng Nai đã có 42/49 cơ sở giết mổ theo quy hoạch được triển khai xây dựng.

Khu thí điểm chăn nuôi tập trung tỉnh có lợi thế cạnh tranh

Khu thí điểm chăn nuôi tập trung tỉnh Đồng Nai (LPZ) tại xã Gia Tân 2 (H.Thống Nhất) là khu thí điểm chăn nuôi duy nhất của Đồng Nai và của cả nước được Ngân hàng Thế giới và Ban Quản lý trung ương Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) hỗ trợ đầu tư. Mục tiêu của dự án này là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chăn nuôi hộ gia đình khi tham gia vào chuỗi chăn nuôi an toàn với đầu ra bền vững.

Xã Ninh Hải đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Thời gian qua, xã Ninh Hải (Tĩnh Gia) đã đề ra nhiều mục tiêu và giải pháp cụ thể để vận động nhân dân phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo; đồng thời, chỉ đạo xây dựng các vùng chuyên canh phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập cho người dân.

Lò mổ sạch chật vật cạnh tranh với lò mổ lậu

Đồng Nai hiện có 33 cơ sở giết mổ được Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) hỗ trợ đầu tư. Đây là các cơ sở giết mổ được đầu tư theo đúng quy hoạch với công nghệ, hệ thống dây chuyền giết mổ hiện đại nhằm mục tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Cần 'bàn tay thép' trong xử lý giết mổ lậu

Giết mổ lậu không phải là vấn nạn mới ở Đồng Nai cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước. Giết mổ lậu hàm chứa nhiều rủi ro về an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường nên không địa phương nào khuyến khích. Với một địa bàn như Đồng Nai, muốn phát triển chăn nuôi sạch theo chuỗi 'từ trang trại đến bàn ăn' thì việc dẹp bỏ nạn giết mổ lậu trở nên rất quan trọng. Đi cùng với đó là hỗ trợ, khuyến khích đầu tư giết mổ sạch.

Huyện Nga Sơn: Cung ứng 6.291 tấn rau quả, thực phẩm an toàn ra thị trường

Theo thống kê của UBND huyện Nga Sơn, tính từ đầu năm đến hết tháng 11-2019, trên địa bàn huyện Nga Sơn đã cung ứng được 6.291 tấn rau quả, thực phẩm an toàn ra thị trường.

Huyện Thọ Xuân xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Những năm qua, huyện Thọ Xuân đã tập trung xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Người chăn nuôi nhỏ lẻ điêu đứng vì dịch tả heo châu Phi

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có gần 4 ngàn hộ và trang trại chăn nuôi bị dịch tả heo châu Phi (dịch ASF) với trên 357 ngàn con heo bị tiêu hủy. Trong đó, thiệt hại chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và đây vẫn là đối tượng tiếp tục chịu hậu quả nặng nề khi dịch ASF vẫn còn diễn biến phức tạp.

Tìm hướng phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi

Ngày 6-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) phối hợp UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị Phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học (ATSH) và nuôi gia cầm bảo đảm tính bền vững. Đây được xem là một trong những giải giải pháp tối ưu để ngành chăn nuôi phát triển trong thời gian tới.

Giữ thương hiệu heo sạch Đồng Nai

Người tiêu dùng đang e ngại dịch tả heo châu Phi (ASF) lan rộng ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ thịt heo. Tuy nhiên, mặt hàng heo sạch, heo an toàn ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.