Cung đường 13A huyền thoại

Cuối năm 1952, Chỉ thị của Trung ương giao cho Yên Bái nhiệm vụ mở đường 13A từ bến phà Hiên, tỉnh Tuyên Quang vượt qua đèo Lũng Lô (tỉnh Yên Bái) nối với đường 41 tại ngã ba Cò Nòi (tỉnh Sơn La) để phục vụ mặt trận Điện Biên Phủ.

Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ

70 năm trôi qua kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Chí Bình vẫn nhớ như in '56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non'.

Bài 1: Xung phong mở đường thắng lợi

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung ương Đảng, bộ đội ta đã tạo nên những chiến công oanh liệt trên chiến trường. Trong chiến thắng vang dội đó, lực lượng thanh niên xung phong có đóng góp rất lớn - một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên 'trang sử vàng', xứng danh anh hùng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

'Vua phá bom' và 4 lần được 'truy điệu sống'

Những năm tháng 'vào sinh ra tử' ở chiến trường Điện Biên, với cựu binh Cao Xuân Thọ thì 4 lần 'truy điệu sống' là những ký ức không thể nào quên.

Anh hùng phá bom ở 'tọa độ lửa' ngã ba Cò Nòi

Với nhiệm vụ được giao, trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Cao Xuân Thọ (hiện ở thôn Trinh Thọ, xã Hoằng Giang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã phá thành công hơn 100 quả bom các loại.

Đường 13A - 'Con đường thắng lợi'

Đường 13A nối Ba Khe (Văn Chấn, Yên Bái) với đường 41 (ngã ba Cò Nòi, Sơn La) là tuyến giao thông huyết mạch đã đưa hàng vạn lượt ô tô, đại bác, xe đạp thồ chở hàng, vũ khí vận tải phục vụ kịp thời cho chiến dịch Điện Biên Phủ, là biểu tượng của tinh thần anh dũng quật khởi của quân và dân cả nước, trong đó có Yên Bái làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Vẹn nguyên lời thề bảo vệ Tổ quốc

Hôm nay, khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S anh hùng tràn ngập một bầu không khí trang trọng, linh thiêng, rộn ràng, phấn chấn hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - thắng lợi của tinh thần bất tử 'quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh', 'tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc'…

Góp một phần sức mình cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có không ít chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi tình nguyện viết tâm thư xin ra trận với mong muốn được đóng góp một phần sức mình cho chiến thắng. Với cựu thanh niên xung phong Lê Thế Duệ, phải viết đơn xung phong đến lần thứ 3, nguyện vọng của ông mới được chấp nhận.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024): Ở ngã tư A1

Trên đất nước Việt Nam có biết bao ngã ba, ngã tư trong đó có nơi trở thành địa danh nổi tiếng như Ngã ba Cò Nòi (Sơn La), Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh).

Niềm tự hào thức dậy

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) Thanh Hóa tổ chức cho hội viên một chuyến về nguồn.

Ký ức Điện Biên của cựu thanh niên xung phong Hà thành

Ở tuổi 90, ông Trần Khắc Lộng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn nhớ như in kỷ niệm của những ngày gian khó 'khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt'… vượt qua hàng chục 'chảo lửa' trên đường hành quân, trực tiếp tham gia phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hành trình về Điện Biên tạo cảm xúc, truyền động lực mạnh mẽ cho thanh niên

Được tận mắt chứng kiến, được chạm tay vào những di tích lịch sử gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ-nơi ghi dấu sự tàn khốc của chiến tranh, nơi chứng kiến lòng dũng cảm, kiên trung của những chàng trai, cô gái đôi mươi, thế hệ trẻ hôm nay đã được truyền động lực mạnh mẽ từ trái tim.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ký ức không phai mờ

Đã 98 tuổi, nhưng ông Nguyễn Văn Tước (trú tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ), vẫn nhớ rõ những ngày Trung đoàn Thủ đô nhận nhiệm vụ tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Kỳ tích làm đường vận chuyển quân lương vào 'chảo lửa' Điện Biên Phủ

Để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, hàng nghìn kilomet đường được mở, với sự tham gia của hơn 260 nghìn người, tương đương 3 triệu ngày công.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong nhớ về một thời khói lửa

70 năm đã trôi qua kể từ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, những người lính bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa luôn tự hào về những năm tháng gian khổ, nhưng cũng đầy oanh liệt ấy.

Chiến thắng của đoàn kết toàn dân

Trong trận quyết chiến chiến lược, Thanh Hóa huy động cao nhất sức người, sức của, cùng các mặt trận phối hợp, cả nước hướng về Điện Biên Phủ. Khát vọng hòa bình, độc lập, tự do đã quy tụ, nhân thêm sức mạnh đoàn kết toàn dân, làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.

Những người góp phần làm nên chiến thắng

Đã qua 70 năm, những chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vào tuổi xưa nay hiếm. Dẫu vậy, câu chuyện họ kể về những ngày tham gia hoặc phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ luôn hào sảng, oanh liệt và da diết. Những con người quả cảm năm xưa mãi tự hào được góp một phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

'Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ'

Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát/ Dù bom đạn xương tan, thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh - những câu thơ của Tố Hữu mô tả khí thế rầm rập ngày cả nước dồn sức cho trận Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'...

Người trẻ với hành trình khát vọng non sông - Bài 2: Lan tỏa tinh thần Điện Biên Phủ

Nhiều đại biểu tham gia Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' đã tích cực tham gia các hoạt động ý nghĩa với tinh thần hướng về mảnh đất anh hùng 'chấn động địa cầu' bằng những công trình, phần việc cụ thể và tích cực lan tỏa ý nghĩa, thông điệp của hành trình, của Chiến thắng Điện Biên Phủ đến cộng đồng xã hội.

Xứng danh anh hùng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (bài 1)

Dòng chảy thời gian có thể cuốn đi dấu vết chiến tranh, nhưng niềm tự hào về Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' mãi trường tồn. Trong chiến thắng vang dội đó, lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) có đóng góp rất lớn – là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên 'trang sử vàng', xứng danh anh hùng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Hành trình về Điện Biên

Vào dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu tuổi trẻ tỉnh Tuyên Quang vừa có hành trình ý nghĩa về Điện Biên.

'Điểm đỏ', 'huyết mạch' trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngã ba Cò Nòi (nay thuộc địa phận xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), đèo Pha Đin (thuộc quốc lộ 6, kéo dài từ xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) - đây là 2 địa danh gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cụ thể hơn, ngã ba Cò Nòi, đèo Pha Đin là 'điểm đỏ' và 'huyết mạch' trên đường quân và dân ta tiến về Điện Biên Phủ.

Về với Điện Biên

Về với Điện Biên, ta càng thấy thân thương lắm mảnh đất lịch sử này!

Ý chí và sức sống con đường tải lương

Nói đến công lao lặng thầm của lực lượng dân công, không thể không nhắc đến những sáng tạo trong việc biến chiếc xe thồ thành 'binh đoàn xe thồ' tải lương thực.

Nhân dân Sơn La chào đón đoàn đua

Suốt chặng đua thứ 3 từ huyện Vân Hồ (Sơn La) đến TP Sơn La, hình ảnh để lại ấn tượng đối với các thành viên trong đoàn đua chính là sự chào đón nồng nhiệt của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Mọi người chờ đợi, reo hò, cổ vũ, tiếp thêm tinh thần cho các vận động viên nhanh về đích.

Dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 3/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La đã dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn.

Điện Biên Phủ qua ký ức người lính quân y

Những ngày cuối tháng Tư, ngôi nhà của cựu chiến binh Nguyễn Hải Chính (đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình) luôn có nhiều đồng đội, người thân đến thăm hỏi, trò chuyện. Họ đến đây để lắng nghe những câu chuyện và cùng sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc trong chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm về trước.

THIÊN SỬ VÀNG CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC (*): Tất cả cho tiền tuyến

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hàng trăm ngàn người trên mọi miền đất nước đã trực tiếp tham gia chiến dịch với khẩu hiệu 'Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng'

Từ Mường Phăng đến trận địa pháo binh

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua, nhưng ký ức của những thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn in đậm về những ngày tháng hào hùng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch lên chiến trường Điện Biên Phủ. Không để một giờ 'mạch máu giao thông ngừng chảy', những thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu, góp sức làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.

Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

Phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Sơn La giữ vị trí và vai trò quan trọng, là địa bàn trọng yếu trên tuyến đường vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch, nhiều địa điểm trở thành những 'tọa độ lửa' trong trận chiến lịch sử. Những di tích lịch sử gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La đã trở thành nơi tưởng niệm và nhắc nhớ về công ơn của thế hệ cha anh, sự hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Nhớ những năm tháng hào hùng

Đã 70 năm đã trôi qua, những người lính tuổi mười tám, đôi mươi năm nào nay tuổi đã cao, chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng ấy vẫn in đậm trong tâm khảm, không thể nào quên.

Ký ức phá bom, mở đường của nhân chứng Điện Biên Phủ

Đã 70 năm trôi qua, nhưng ký ức '56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt' vẫn vẹn nguyên trong tâm trí ông Nguyễn Hùng Thịnh, nhân chứng chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Đèo Pha Đin - Cung đường huyền thoại

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với ngã ba Cò Nòi, đèo Pha Đin là cung đường bị thực dân Pháp bắn phá ác liệt nhất. Song, với quyết tâm và tinh thần quả cảm, quân và dân ta đã giữ vững huyết mạch giao thông vận chuyển vũ khí và lương thực cho bộ đội từ Hòa Bình, Yên Bái qua Sơn La lên Điện Biên.

'Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ'...

Trên đèo Pha Đin mây trắng, những cung đường cua gấp khúc bên núi cao chon von, bên vực sâu thăm thẳm, 70 năm trước từng hừng hực khí thế cả nước ra trận, quyết đập tan Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đứng trên đỉnh đèo, bên tai bỗng như văng vẳng câu thơ của một thời hoa lửa: 'Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát/ Dù bom đạn xương tan, thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh'...

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi: Đón hơn 300 lượt khách đến dâng hương và tham quan

Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ dịp 30/4, 1/5 và hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn đã đón gần 300 lượt khách đến dâng hương và tham quan.

Sơn La đón hàng chục nghìn khách thăm các điểm du lịch và di tích lịch sử ngày đầu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngay trong ngày đầu tiên dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Bảo tàng tỉnh Sơn La đã đón trên 1.500 du khách trong và ngoài nước tới tham quan Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La và Bảo tàng tỉnh.

Ký ức 'kết nối' những con đường cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cùng với bộ đội, thanh niên xung phong (TNXP) luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất. Lực lượng TNXP luôn đi trước mở đường, kết nối, hàn gắn những con đường, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'. Đã 70 năm, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những cựu TNXP Hoằng Hóa.

'Vua phá bom' Cao Xuân Thọ kể chuyện Điện Biên Phủ

Về xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) hỏi thăm nhà ông Thọ - lính Điện Biên ai ai cũng biết và chỉ dẫn tận tình.

Tri ân các liệt sỹ hy sinh tại đèo Pha Đin

Ngày 26/4, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tổ chức Lễ khánh thành đền thờ liệt sỹ tại Khu lịch sử - văn hóa đèo Pha Đin.

Quân và dân Yên Châu góp sức cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm trôi qua nhân dân các dân tộc Yên Châu luôn tự hào về những đóng góp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần làm nên chiến thắng 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

Chiến tranh đã lùi xa, Bản anh hùng ca, Khu di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi đã trở thành một điểm đến trong hành trình du lịch hướng về cội nguồn 'Qua miền Tây Bắc', là địa chỉ đỏ trong những trang sử vàng của dân tộc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Tự hào là thanh niên xung phong

70 năm đã qua, nhưng dư âm về Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi tới hôm nay. Hòa trong không khí cả nước hân hoan khúc tráng ca hào hùng của dân tộc hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với một số thanh niên xung phong ngày ấy để nghe những câu chuyện của một thời đã qua.

Tự hào chiến sĩ Điện Biên góp sức làm nên chiến thắng lịch sử

70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ luôn là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam. Ký ức một thời máu lửa hào hùng vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính Điện Biên năm xưa, để nhắc nhở thế hệ hôm nay phải trân trọng độc lập, hòa bình.

Hành trình Điện Biên Phủ-Khát vọng non sông: Nghiêng mình bên 'tọa độ lửa' ngã ba Cò Nòi, đèo Pha Đin

Trong hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' và hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi', các đại biểu đã đến tham quan và ôn lại truyền thống cách mạng tại nhiều 'địa chỉ đỏ' và di tích lịch sử gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ tại Sơn La là Ngã ba Cò Nòi, đèo Pha Đin…

Sơn La với Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

Ngày 25/4, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo khoa học 'Sơn La với Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và một số vấn đề phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh', nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Hội thảo khoa học 'Sơn La với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và công tác phát huy giá trị di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp'

Ngày 25/4, Hội Khoa học lịch sử tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học 'Sơn La với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và công tác phát huy giá trị di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp'.

Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ I: Khúc tráng ca bất tử

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng ta không thể quên địa chỉ đỏ Ngã ba Cò Nòi, nơi đã từng là 'túi bom' hứng chịu những trận đánh phá ác liệt của thực dân Pháp hòng cắt đứt con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trong cuốn hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: 'Ngã ba Cò Nòi là một cửa ải tất cả những người ra trận đều phải vượt qua'. Không khuất phục trước những trận bom đạn dịch rải dày đặc, lực lượng TNXP vẫn bảo đảm giao thông trong quá trình diễn ra chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.