Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, có ý nghĩa về mặt lịch sử - văn hóa. Có thể nói, di tích chứa đựng lịch sử còn 'sống' cho các thế hệ sau, tạo ra một cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, từ đó giúp chúng ta hình dung tương lai.

Ngã ba Bông - điểm đến thú vị trên hành trình 'ngược - xuôi sông Mã'

Ngã ba Bông - nơi con sông Mã tách dòng, phân nhánh thành sông Lèn, giáp ranh giữa nhiều miền quê mà dân gian vẫn lưu truyền câu nói quen thuộc: 'Một tiếng gà gáy năm huyện cùng nghe'.

Dấu ấn Phật giáo thời Lý trên đất xứ Thanh

Thời Lý được coi là thời cực thịnh của Phật giáo; đạo Phật được coi là quốc giáo. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Xứ Thanh - mảnh đất 'địa linh nhân kiệt' cũng là một trong những địa phương lưu dấu nhiều ngôi chùa tiêu biểu của phật giáo thời Lý, đến nay đã trở thành biểu tượng đẹp lịch sử - văn hóa - tín ngưỡng đất và người nơi đây như: Chùa Linh Xứng (xã Hà Ngọc), chùa Long Cảm (Hà Trung), Sùng Nghiêm Diên Thánh (Hậu Lộc), chùa Hương Nghiêm (Thiệu Hóa), Đại Hùng (TP Thanh Hóa), Báo Ân (Đông Sơn)...

Di sản Phật giáo tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Trong hệ thống kho tàng hơn 250 nghìn di sản hiện vật đang được bảo tồn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, có hàng nghìn hiện vật văn hóa Phật giáo Đại Việt trải dài từ những thế kỷ đầu công nguyên cho đến triều đại nhà Nguyễn, cũng như văn hóa Chăm-Pa và văn hóa Óc Eo - Phù Nam.

Huyền tích Lý Thường Kiệt linh hiển xứ Thanh

Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, có công đánh Tống bình Chiêm và xây dựng đất nước. Vốn tên thật là Ngô Tuấn, sinh trưởng ở Thăng Long, Hà Nội, được vua ban quốc tính thành họ Lý, và sự nghiệp hiển hách thường được nhắc tới với chiến công trên sông Như Nguyệt ở xứ Kinh Bắc.

Kỳ diệu dấu tích Lý Thường Kiệt bên bờ sông Lèn

Nếu như sông Như Nguyệt, tức sông Cầu ở xứ Kinh Bắc vang lừng chiến công của danh tướng Lý Thường Kiệt đánh quân xâm lược nhà Tống từ phương Bắc thì sông Lèn ở xứ Thanh lại gắn liền với công lao to lớn của ông trong việc khai mở, xây dựng đất nước và vỗ yên bờ cõi phía Nam lúc bấy giờ mà đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích đáng tự hào.

Văn bia và dấu ấn văn hóa lịch sử của xứ Thanh

Hệ thống văn bia hiện tồn tại là một di sản văn hóa mang tính gắn kết giữa quá khứ và hiện tại. Sự gắn kết ấy dù là vô hình hay hữu hình cũng đều cho chúng ta tự hào hơn về mảnh đất quê hương mình: Xứ Thanh.

Những lễ khai ấn độc đáo của xứ Thanh

Trong hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng, xứ Thanh tự hào có những lễ khai ấn đặc sắc gắn với các di tích cấp quốc gia, danh nhân tiêu biểu của đất nước như: lễ khai ấn đền Trần (xã Yên Dương, Hà Trung), lễ khai ấn đền thờ Lý Thường Kiệt (xã Hà Ngọc, Hà Trung).

Con đường di tích

Con đường đê sông Lèn chạy qua các xã Hà Ngọc, Hà Sơn (Hà Trung) không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên lưu dấu nhiều nét mộc mạc, gần gũi mà nơi đây được ví như một dải di tích với sự nối tiếp nhau hiện diện của nhiều đền, chùa tiêu biểu, độc đáo như: đền thờ Lý Thái úy, chùa Linh Xứng, đền Chầu đệ tứ (đền Cây thị), đền Hàn Sơn, đền cô Bơ (Ba) Bông...

Vật chứng vô giá về chiến công của danh tướng Lý Thường Kiệt

Bia Linh Xứng không chỉ minh chứng cho sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo dưới triều Lý mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người anh hùng Lý Thường Kiệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Về nơi 'một tiếng gà gáy sáu huyện cùng nghe'

Từ cầu Đò Lèn trên Quốc lộ 1A, đi ngược về phía Tây men theo triền đê sông Lèn để lên ngã ba Bông, chỉ một quãng đường chừng 10 km nhưng là cả một vùng thắng cảnh, văn hóa tâm linh gắn liền với những địa danh di tích cấp tỉnh và quốc gia. Trên nền văn hóa – lịch sử ấy, song hành cùng lịch sử hình thành và phát triển làng xã, biết bao thế hệ cháu con nơi đây luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm góp phần xây dựng, đổi mới quê hương.

Di tích Đền Hàn Sơn: Danh thắng kỳ vỹ trong không gian văn hóa Lý – Trần

Đền Hàn Sơn tựa như một bức tranh sơn dầu - thủy mặc, nhưng lại mang trong mình yếu tố tâm linh mà nơi khác không có được.