Congo: Khai thác dầu mỏ gần khu dân cư, người dân khổ sở vì ô nhiễm và độc hại

Sau gần 20 năm cho phép khai thác dầu mỏ gần khu dân cư, người dân ở Moanda, Congo đã phải hứng chịu nỗi lo sợ về ảnh hưởng sức khỏe lẫn kiệt quệ về kinh tế.

Là một quốc gia giàu khoáng sản ở Trung Phi, Công sở hữu một trữ lượng dầu mỏ khá lớn. Đây chính là nguồn tài nguyên kiếm bộn tiền cho quốc gia châu Phi nghèo nàn này. Để tăng trưởng nền kinh tế, lãnh đạo đất nước Congo đã cho phép khai thác dầu tại hơn 30 mỏ trên khắp đất nước, thậm chí gần khu dân cư sinh sống. Không chỉ người dân mà các nhóm nhân quyền và cơ quan giám sát môi trường đều lo ngại hoạt động khai thác dầu vừa hủy hoại cảnh quan, vừa gây hại tới sức khỏe con người.

Mảnh đất nghèo nàn đã bị ô nhiễm như thế nào?

Năm 2000, Công ty chuyên về Hydrocarbon của Pháp và Anh - Perenco bắt đầu khai thác dầu mỏ ở thị trấn Moanda. Kể từ đó, môi trường ở Moanda bắt đầu bị ô nhiễm từ đất, nước cho tới không khí.

 Những đường ống rỉ, cũ rích lộ thiên chỉ cách khu dân cư vài trăm mét.

Những đường ống rỉ, cũ rích lộ thiên chỉ cách khu dân cư vài trăm mét.

 Đất và nước ở Moanda, Congo bị ô nhiễm sau nhiều năm khai thác dầu mỏ.

Đất và nước ở Moanda, Congo bị ô nhiễm sau nhiều năm khai thác dầu mỏ.

Tới tận nơi để thu thập thông tin, các nhà báo của hãng tin AP đã trực tiếp nhìn thấy những đường ống rỉ nằm lộ trên mặt đất. Thật bất ngờ khi có những điểm khoan dầu chỉ cách nhà người dân chỉ vài trăm mét.

Tình hình trở nên ngày càng tồi tệ hơn sau sự cố rò rỉ chất thải khiến đất và nước bị ô nhiễm trầm trọng. Cây trồng đều bị khô héo, mất mùa, người dân vì thế cũng mất kế sinh nhai. Chưa kể tới, việc đốt khí tự nhiên gần các mỏ khoan cũng làm không khí bị ô nhiễm. Người dân Moanda cho biết, hành động khai thác dầu của công ty Perenco chính là nguyên nhân khiến cho trồng trọt khó khăn và các vấn đề sức khỏe như phát ban, nhiễm trùng đường hô hấp.

Người dân ở làng Kinkazi, thuộc thị trấn Moanda cho biết, công ty Perenco còn chôn chất thải hóa chất vào một hố gần làng trong nhiều năm liền. Hiện nay, chất thải đã bị thấm vào đất và nước gây ô nhiễm. Dân làng Kinkazi phải mất tới 4 năm mới tạo được áp lực ép Perenco xả thải ở nơi khác.

Lượng khí thải từ các hoạt động khai thác dầu

Theo Diễn đàn Điều tra Môi trường, từ năm 2012 đến 2022, công ty Perenco đã đốt hơn 2 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, chủ yếu là metan. Quá trình này sẽ thải ra lượng khí thải carbon lớn và bồ hóng đen. Trong khi khí carbon làm tăng nhiệt độ Trái đất thì bồ hóng đen rất có hại cho sức khỏe con người.

Sở hữu diện tích rừng nhiệt đới lớn thứ hai trên thế giới nhưng cũng đồng thời sản xuất lượng than lùn lớn nhất nên mỗi năm Congo thải ra khoảng 1,5 tỷ tấn carbon. Con số này tương đương với 3% lượng khí thải toàn cầu.

Công ty Perenco đã đóng góp kinh tế đáng kể cho thị trấn Moanda và cả đất nước Congo. Mặc dù quy định tại nước này không cho phép khai thác dầu mỏ gần khu dân cư nhưng việc này vẫn cứ tái diễn tại gần 2 thập kỷ nay. Ông Didier Budimbu, Bộ trưởng phụ trách khai thác dầu khí của Congo cho biết, hiện tại đất nước vẫn đang bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vì nó vẫn đem đến nguồn lợi kinh tế. Tuy nhiên, về lâu dài, chính phủ vẫn sẽ loại bỏ dần năng lượng hóa thạch. Mục tiêu trước mắt vẫn là thực hiện đúng quy định về khai thác dầu mỏ và đảm bảo an toàn môi trường cho người dân.

 Cây cối gần như chết khô vì đất bị ô nhiễm.

Cây cối gần như chết khô vì đất bị ô nhiễm.

 Người dân chụp ảnh làm bằng chứng về tình trạng xả thải của công ty khai thác dầu mỏ.

Người dân chụp ảnh làm bằng chứng về tình trạng xả thải của công ty khai thác dầu mỏ.

 Khí bốc cháy tại khu vực khai thác dầu mỏ.

Khí bốc cháy tại khu vực khai thác dầu mỏ.

 Những cỗ máy khai thác dầu mỏ tại thị trấn Moanda.

Những cỗ máy khai thác dầu mỏ tại thị trấn Moanda.

Theo: APNews

Gia Tuệ

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/congo-khai-thac-dau-mo-gan-khu-dan-cu-nguoi-dan-kho-so-vi-o-nhiem-va-doc-hai-88017.html