Thước đo trong chuyển đổi số ngành ngân hàng

Trong triển khai chuyển đổi số quốc gia, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Thực hiện chỉ đạo này, ngành ngân hàng đã đặt mục tiêu lấy trải nghiệm khách hàng là thước đo trong định hướng chuyển đổi số của mình.

Tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng vừa diễn ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngành Ngân hàng đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đạt được nhiều thành quả quan trọng.

"Đến nay có trên 87% người trưởng thành đã tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên các kênh số. Tăng trưởng về số lượng giao dịch thanh toán qua mobile và mã QR Code bình quân qua các năm từ 2017 đến 2023 đạt trên 100%/năm. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân khoảng 830.000 tỷ VNĐ/ngày (khoảng 40 tỷ USD/ngày). Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý bình quân khoảng 20 đến 25 triệu giao dịch/ngày. Việt Nam cũng đã hoàn thành kết nối thanh toán xuyên biên giới qua mã QR Code với Thái Lan, Campuchia và đang triển khai với Lào, dự kiến tiếp tục mở rộng ra các nước trong và ngoài ASEAN".

Đến nay, Việt Nam có trên 87% người trưởng thành đã tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

Đến nay, Việt Nam có trên 87% người trưởng thành đã tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

Về nhiệm vụ chuyển đổi số, tính theo bình quân toàn ngành, nhiều mục tiêu đã tiệm cận hoặc vượt các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2025, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN chia sẻ.

"Tại Ngân hàng Nhà nước, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện đã được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công, kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Trên 90% hồ sơ công việc được xử lý và lưu trữ trên môi trường số (ngoại trừ các hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).

Tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì 85% hồ sơ công việc được xử lý, lưu trữ trên môi trường số, 55% nghiệp vụ ngân hàng đã được hoàn toàn số hóa, 49% khách hàng đã xử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, 66% các giao dịch ngân hàng được thực hiện trên kênh số, 17 tổ chức tín dụng đã số hóa 100% các quy trình cho vay cá nhân, nhỏ lẻ. Giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục tăng trưởng hàng năm".

Có được những kết quả trên, toàn ngành ngân hàng đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp theo 9 trụ cột gồm: Chuyển đổi nhận thức; hoàn thiện thể chế; nâng cấp hạ tầng; thực hiện Chính phủ số, kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0; xây dựng mô hình ngân hàng và hệ sinh thái số; đầu tư nâng cấp hạ tầng lưu trữ số, đặc biệtphối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong công triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06 Trung tâm ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ việc làm sạch dữ liệu, định danh, xác thực chính xác thông tin khách hàng; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của các tổ chức tín dụng đạt chứng chỉ quốc tế; cuối cùng là bố trí kinh phí để áp dụng chính sách đặc thù nhằm thu hút nhân tài phục vụ chuyển đổi số.

Thái Sơn

Nguồn Chính Phủ: https://media.chinhphu.vn/thuoc-do-trong-chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-102240510083007324.htm