Hạt tiêu rừng khô được bán ra với giá khoảng 300.000 đồng/kg, giờ đây đã thành đặc sản nổi tiếng của người dân vùng núi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát, thống kê, tiến hành các thủ tục xử lý, khắc phục hậu quả đối với rừng trồng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Chiều 31/10, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) đã thông báo tạm dừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang ở độ cao 2.167m. Nguyên nhân là do không đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là các du khách tự phát, không đăng ký với đơn vị chủ rừng trước khi đi.
Sáng 31-10, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) ra mắt Ban vận động và triển khai thực hiện mô hình 'Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững' tại buôn Ma Giai, xã Đất Bằng.
Sáng 31-10, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, cùng ban, ngành liên quan bàn giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại tiểu khu 216 và tiểu khu 218, thuộc địa phận xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh.
Ngày 30/10/2024, Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, Hạt Kiểm lâm Hàm Tân - La Gi đã tổ chức thả một động vật rừng về môi trường tự nhiên tại Tiểu khu 297, đối tượng rừng đặc dụng thuộc lâm phần Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, Hàm Thuận Nam.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với 'bài toán' thiếu bền vững.
HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa thông qua 4 nghị quyết liên quan đến đầu tư công, phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí, chuyển mục đích sử dụng rừng...
Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, các địa phương cần cân nhắc thực hiện thanh lý rừng trồng, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của từng khu vực.
Sáng 31/10, Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh họp đánh giá kết quả thực hiện công tác 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, thực hiện kế hoạch trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán năm 2024, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã trồng được hơn 10 nghìn ha rừng tập trung, đạt 130,2% kế hoạch (tăng gần 2 nghìn ha so với cùng kỳ năm 2023).
Huyện đoàn Tuy Phong cho biết, trong năm 2024 đã phối hợp với các cơ sở Đoàn - Hội đã tổ chức trồng 5.451 cây xanh, với tổng số tiền khoảng 32 triệu đồng hưởng ứng Cuộc vận động 'Mỗi đoàn viên thanh niên một cây xanh tình nguyện' do Tỉnh đoàn phát động.
Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương khẩn trương thu dọn, vệ sinh hiện trường rừng bị thiệt hại, thanh lý rừng phòng hộ bị thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Từ các chương trình, dự án, tổ chức hỗ trợ đầu tư trong nhiều năm qua, hàng chục km bờ biển trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã được phủ xanh bởi hàng ngàn ha rừng ngập mặn (RNM). Những cánh rừng bần chua, dừa nước, đước, vẹt, sú... xanh mướt chạy dài tít tắp không chỉ phục hồi môi trường biển, giúp ngăn gió bão, triều cường, chống sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai; mà còn tạo kế sinh nhai bền vững cho hàng ngàn cư dân vùng ven biển, cửa sông.
Dự án do Grab Việt Nam hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở NN & PTNT) tỉnh Ninh Thuận và Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Cộng đồng Sống bền vững (Quỹ Sống) góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các thành thị khắp cả nước.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, toàn tỉnh hiện có hơn 20.898,42ha rừng, độ che phủ rừng của tỉnh năm 2024 là 4,23%. So với đầu năm 2024, diện tích thực giảm 287,55ha do chưa trồng lại rừng sau khai thác.
Bình Phước có diện tích rừng tự nhiên hơn 55.977 ha với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Trong đó, nhiều loài động thực, vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đang được bảo vệ.
Chiều 30/10, đồng chí Nguyễn Thế Toản, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị giám sát việc chấp hành pháp luật trong chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023 tại Sở Nông nghiệp và PTNT. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND một số huyện trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương rà soát, thống kê, tiến hành các thủ tục xử lý, khắc phục hậu quả đối với rừng trồng bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra.
Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Trùng Khánh tăng cường tuần tra, kiểm soát rừng, phát hiện, kịp thời xử lý 21 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, đã xử phạt hành chính 18 vụ/18 đối tượng, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 65 triệu đồng.
Chiều 30/10, lãnh đạo UBND xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) cho biết, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và nhân dân đã dập tắt đám cháy rừng trên đỉnh núi tại khu vực thôn Tân Sơn.
Sáng 30/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 95-NQ/TU ngày 20/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải tạo rừng sản xuất là rừng tự nhiên không có khả năng tự phục hồi để phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 – 2030. Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Phát biểu kết luận Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu... Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành tổng hợp, đề xuất đối với một số nội dung thuộc về chế độ chính sách có thể đưa vào cơ chế đặc thù của tỉnh.
Với một 'rừng' quy định, thủ tục như ở Việt Nam thì không thể có một Dubai thành nơi cả thế giới đến chiêm ngưỡng, học tập như ngày nay.
Trong lúc đi làm đồng, một nông dân ở Hà Tĩnh bắt được một cá thể trăn đất nặng 6 kg và dài khoảng 2,5m. Loài này nằm trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cần được bảo vệ.
Chim nặng khoảng 2 kg, được người dân Thái Bình phát hiện trên đồng làng, thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo tồn.
Sau đây là hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và tỉnh Gia Lai.
Nơi làm việc của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách chủ yếu là ở lán, trại trong rừng sâu, công tác tuần tra, truy quét cũng phải thực hiện 24/24 (kể cả ngày nghỉ, lễ, tết). Môi trường làm việc áp lực, vất vả song chế độ tiền lương và đãi ngộ đối với lực lượng này còn quá thấp, chưa tương xứng.
Trong các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới, có thể nói, Việt Nam đang là nước đi đầu về thực hiện Quy định chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu.
Hơn 3 thập kỷ, mảnh đất Núi Tượng đã chứng kiến những đổi thay mạnh mẽ của vùng đất từng là rừng thiêng nước độc. Nay cái tên Núi Tượng không còn trên bản đồ hành chính, nhưng người dân sẽ vẫn nhớ về mảnh đất này với lòng yêu mến, tự hào...
Nếu có dịp về với vùng Đất Mũi, Cà Mau từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, du khách sẽ được trải nghiệm cùng với người dân đi bắt ba khía hội, được lội sình lầy (bùn) bắt ba khía trong rừng ngập mặn về đêm.
Các HTX nói riêng, Việt Nam nói chung có nhiều tiềm năng về tín chỉ carbon. Nhưng đi đôi với đó, cần có cái nhìn thông suốt, đúng đắn để có những hành động cụ thể, phù hợp thì mới có thể thu được lợi từ lĩnh vực này, càng không có chuyện 'ngồi mát ăn bát vàng'.
Sáng 29-10, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai có buổi tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nhằm lắng nghe ý kiến đề xuất và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách đối với lực lượng này.
Thị Nại là đầm nước mặn lớn của tỉnh Bình Định, có diện tích hơn 5.000 hecta nằm trên địa phận các huyện Phù Tuy Phước và TP. Quy Nhơn. Từ lâu, những cánh rừng ngập mặn nơi đây được ví như là 'lá phổi xanh' với hệ sinh thái đa dạng độc đáo. Đầm cũng là nơi mưu sinh cho hàng nghìn hộ dân sống ven khu vực này. Nhận thấy lợi ích từ việc phục hồi rừng ngập mặn, người dân đã cùng chung tay bảo vệ những cánh rừng.
'Ngành chức năng cũng như Sở đang có phương án quản lý rừng bền vững… chưa cho phép tổ chức, cá nhân nào vào rừng khai thác lâm sản phụ'. Đây là thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận.
Môi trường làm việc vất vả, lương thấp, khiến lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai nghỉ việc nhiều, dẫn đến thiếu hụt về nhân sự.
Sáng 29/10, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn diễn ra buổi diễn tập sử dụng thiết bị, dụng cụ, vận hành cơ chế phối hợp chữa cháy rừng năm 2024. Hạt Kiểm lâm huyện Chợ Đồn, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 1, số 2 và UBND xã Bình Trung phối hợp thực hiện.
Ngày 29-10, Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên tổ chức Hội nghị triển khai các nghị định của Chính phủ về lâm nghiệp và bàn giải pháp phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ lâm sản. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.
Ngày 29/10, tại các xã: Tân Sơn, Cấm Sơn, Ban Chỉ đạo (BCĐ) diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức diễn tập PCCCR cấp xã năm 2024.
Nằm ở cuối huyện Lương Sơn, xóm Suối Bến, xã Liên Sơn có 70 hộ, 340 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao. Do địa hình bao bọc bởi núi cao, diện tích đất canh tác ít nên nguồn thu nhập chính của xóm dựa vào rừng. Ngoài nguồn thu nhập từ 150 ha giữ rừng, bà con nơi đây trồng cây lâm nghiệp, măng và ngô. Với lợi thế gần Hà Nội, đường giao thông, những năm gần đây, xóm phát triển cây củ riềng gia vị.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng Gia Lai kiến nghị tăng chế độ đãi ngộ, áp dụng định mức phù hợp về diện tích quản lý.