Nguy cơ sạt lở khi thi công đường dây 500kV qua Hà Tĩnh

Sau các đợt mưa lớn, dọc tuyến đường công vụ và dưới chân các móng cột điện đều tiềm ẩn nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đất đá ở móng cột đường dây 500kV “chảy xệ” xuống chân núi. Video: Phạm Trường.

Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu dài 226km, là một trong bốn dự án thành phần thuộc Dự án đường dây 500kV mạch 3, có chiều dài 514km, nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) ra Phố Nối (Hưng Yên) với tổng vốn đầu tư 23.000 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, Ban quản lý (BQL) dự án các công trình điện Miền Trung (CPMB) quản lý điều hành. Trong hình, công trình qua địa bàn Hà Tĩnh có chiều dài 141,52km, với 285 vị trí móng cột, đi qua 8 huyện, thị xã.

Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu dài 226km, là một trong bốn dự án thành phần thuộc Dự án đường dây 500kV mạch 3, có chiều dài 514km, nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) ra Phố Nối (Hưng Yên) với tổng vốn đầu tư 23.000 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, Ban quản lý (BQL) dự án các công trình điện Miền Trung (CPMB) quản lý điều hành. Trong hình, công trình qua địa bàn Hà Tĩnh có chiều dài 141,52km, với 285 vị trí móng cột, đi qua 8 huyện, thị xã.

Quá trình thi công đường điện, Hà Tĩnh đã đồng ý chuyển đổi mục đích sử dụng gần 21,8ha đất rừng sang đất thực hiện Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu. Trong ảnh là diện tích rừng lớn ở thị xã Kỳ Anh bị băm nát để làm đường vận tải thiết bị, vật liệu lên làm trụ và lắp đặt.

Quá trình thi công đường điện, Hà Tĩnh đã đồng ý chuyển đổi mục đích sử dụng gần 21,8ha đất rừng sang đất thực hiện Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu. Trong ảnh là diện tích rừng lớn ở thị xã Kỳ Anh bị băm nát để làm đường vận tải thiết bị, vật liệu lên làm trụ và lắp đặt.

Thời gian gần đây, diện tích đất đá bị đào xới nằm ở lưng chừng núi, bắt đầu xuất hiện tình trạng “chảy xệ”, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao khi có các đợt mưa lớn, kéo dài.

Thời gian gần đây, diện tích đất đá bị đào xới nằm ở lưng chừng núi, bắt đầu xuất hiện tình trạng “chảy xệ”, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao khi có các đợt mưa lớn, kéo dài.

Mỗi móng cột khi xây dựng phải phá đi diện tích rừng, đào xới đất đá và đổ cạnh các vị trí móng.

Mỗi móng cột khi xây dựng phải phá đi diện tích rừng, đào xới đất đá và đổ cạnh các vị trí móng.

Theo ghi nhận, tại các vị trí móng cột điện thuộc khu vực xã Kỳ Lạc, Kỳ Hoa (huyện Kỳ Anh), phường Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh) xuất hiện tình trạng đất nền bị sạt xuống chân núi. Tuyến đường công vụ ngoằn ngoèo cũng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao.

Theo ghi nhận, tại các vị trí móng cột điện thuộc khu vực xã Kỳ Lạc, Kỳ Hoa (huyện Kỳ Anh), phường Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh) xuất hiện tình trạng đất nền bị sạt xuống chân núi. Tuyến đường công vụ ngoằn ngoèo cũng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao.

Nhiều móng cột đất đá nền tràn xuống, đè cây rừng tự nhiên hoặc bồi lấp các con suối nhưng đơn vị thi công không có biện pháp khắc phục.

Nhiều móng cột đất đá nền tràn xuống, đè cây rừng tự nhiên hoặc bồi lấp các con suối nhưng đơn vị thi công không có biện pháp khắc phục.

“Khu vực đồi núi ở đây có độ dốc lớn, nhiều khe suối chảy dọc các sườn đồi. Gần đây khi làm các móng cột đường dây điện, nước từ khe suối đổ xuống có màu vàng đục của đất. Các vị trí dưới chân móng cột điện cũng xuất hiện đất đá tràn xuống chân núi rất nhiều”, một người dân phường Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh) cho hay.

“Khu vực đồi núi ở đây có độ dốc lớn, nhiều khe suối chảy dọc các sườn đồi. Gần đây khi làm các móng cột đường dây điện, nước từ khe suối đổ xuống có màu vàng đục của đất. Các vị trí dưới chân móng cột điện cũng xuất hiện đất đá tràn xuống chân núi rất nhiều”, một người dân phường Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh) cho hay.

Hình ảnh đất đá đổ đè lên cây rừng tự nhiên. Sau các đợt mưa lớn, đất đá trôi xuống chân núi, xuất hiện từng rãnh nước lớn..

Hình ảnh đất đá đổ đè lên cây rừng tự nhiên. Sau các đợt mưa lớn, đất đá trôi xuống chân núi, xuất hiện từng rãnh nước lớn..

Ông Trần Ngọc Lâm - Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh cho biết việc thi công các móng trụ khiến một lượng đất đá lớn san ủi ngay chân vị trí công trình đã vùi lấp cây rừng, bồi đắp khe, suối, nguy cơ sạt lở cao.

Ông Trần Ngọc Lâm - Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh cho biết việc thi công các móng trụ khiến một lượng đất đá lớn san ủi ngay chân vị trí công trình đã vùi lấp cây rừng, bồi đắp khe, suối, nguy cơ sạt lở cao.

"Đơn vị nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện đúng quy định về môi trường, thi công đúng vị trí, ranh giới, diện tích đã được phê duyệt và có phương án trồng mới lại khu vực rừng bị ảnh hưởng khi mở đường công vụ", ông Lâm nói.

"Đơn vị nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện đúng quy định về môi trường, thi công đúng vị trí, ranh giới, diện tích đã được phê duyệt và có phương án trồng mới lại khu vực rừng bị ảnh hưởng khi mở đường công vụ", ông Lâm nói.

Trước đó, hôm 6/5, nhóm công nhân vào trú mưa tại lán trại cách vị trí móng cột số 28, dự án đường dây 500kv Quảng Trạch - Quỳnh Lưu bị đất đá vụ sạt lở vùi lấp. Vụ việc khiến 3 người tử vong.

Trước đó, hôm 6/5, nhóm công nhân vào trú mưa tại lán trại cách vị trí móng cột số 28, dự án đường dây 500kv Quảng Trạch - Quỳnh Lưu bị đất đá vụ sạt lở vùi lấp. Vụ việc khiến 3 người tử vong.

Cơ quan chuyên môn nhận định nguyên nhân vụ sạt lở do thiên tai. Mưa lớn khiến nước từ trên đỉnh núi đổ về khe cạn dẫn đến kéo theo một lượng lớn đất đá lớn, sạt lở xuống vị trí lán nơi 18 công nhân đang trú tạm. Trong hình là lán trại và đồ dùng của nhóm công nhân ngổn ngang sau vụ sạt lở.

Cơ quan chuyên môn nhận định nguyên nhân vụ sạt lở do thiên tai. Mưa lớn khiến nước từ trên đỉnh núi đổ về khe cạn dẫn đến kéo theo một lượng lớn đất đá lớn, sạt lở xuống vị trí lán nơi 18 công nhân đang trú tạm. Trong hình là lán trại và đồ dùng của nhóm công nhân ngổn ngang sau vụ sạt lở.

Sau vụ việc, ngành chức năng yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu, đơn vị thi công song hành với việc đảm bảo tiến độ, chất lượng, cần đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường, nhất là các vị trí ở trên núi cao, có địa hình thi công khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Sau vụ việc, ngành chức năng yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu, đơn vị thi công song hành với việc đảm bảo tiến độ, chất lượng, cần đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường, nhất là các vị trí ở trên núi cao, có địa hình thi công khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Phạm Trường

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguy-co-sat-lo-khi-thi-cong-duong-day-500kv-qua-ha-tinh-post1637242.tpo