Độc đáo lễ hội vật cầu bùn ở Bắc Giang

Hàng nghìn người cả dân địa phương lẫn du khách thập phương đã có mặt trong lễ hội 'độc nhất vô nhị' mang tên vật cầu bùn làng Vân. Sau mỗi trận thi đấu, hàng trăm người dầm mình dưới bùn đất đầy phấn khích...

Lễ hội vật cầu nước (còn gọi là vật cầu bùn) là một lễ hội truyền thống của làng Vân (nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đây là một lễ hội vô cùng độc đáo, mang nhiều ý nghĩa văn hóa - tín ngưỡng truyền thống, lại kịch tích, vui vẻ, hài hước nên luôn thu hút đông đảo du khách từ mọi miền đất nước tới tham dự.

16 thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong làng được tuyển chọn để tham gia hội vật, được gọi là “quân cầu”. Họ chia làm hai giáp (giáp thượng, giáp hạ).

16 thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong làng được tuyển chọn để tham gia hội vật, được gọi là “quân cầu”. Họ chia làm hai giáp (giáp thượng, giáp hạ).

Trước khi vào trận, các bô lão và các "quân cầu" thực hiện nghi lễ dâng hương lên Đức Thánh Tam Giang

Trước khi vào trận, các bô lão và các "quân cầu" thực hiện nghi lễ dâng hương lên Đức Thánh Tam Giang

Không giống với những lễ hội khác thường diễn ra vào mùa Xuân, lễ hội vật cầu bùn làng Vân lại diễn ra vào mùa Hè, vào các ngày 12, 13 và 14 tháng Tư Âm lịch. Lễ hội này xuất phát từ tín ngưỡng thờ Thần Mặt Trời của người dân làm nông nghiệp, gắn với điển tích chống giặc ngoại xâm của dân tộc nên được người làng Vân lưu giữ đến ngày nay.

Các quân cầu ngồi xếp hàng đối diện nhau, mỗi đội cử ra một người đấu vật, đội nào thắng sẽ được giao cầu trước.

Các quân cầu ngồi xếp hàng đối diện nhau, mỗi đội cử ra một người đấu vật, đội nào thắng sẽ được giao cầu trước.

Sau khi ông chủ tế gieo cầu xuống sân, các quân cầu vào tranh cướp cầu, giao tranh quyết liệt. Đội nào ôm cầu đẩy được xuống lỗ cầu của đối phương thì giành chiến thắng.

Sau khi ông chủ tế gieo cầu xuống sân, các quân cầu vào tranh cướp cầu, giao tranh quyết liệt. Đội nào ôm cầu đẩy được xuống lỗ cầu của đối phương thì giành chiến thắng.

Tương truyền, vào thế kỷ thứ VI, Thánh Tam Giang (là danh xưng mà người dân Việt Nam tôn vinh chung hai vị tướng Trương Hống và Trương Hát được thờ ở 372 làng thuộc lưu vực ba con sông là sông Cầu, sông Thương, sông Cà Lồ) phò vua Triệu Quang Phục đánh giặc Lương. Khi đánh thắng quân Lương ở đầm Dạ Trạch (tỉnh Hưng Yên) thì bị bọn quỷ đen ở đầm quấy phá.

Quả cầu làm bằng gỗ mít nặng khoảng 20 kg, tượng trưng cho Mặt trời

Quả cầu làm bằng gỗ mít nặng khoảng 20 kg, tượng trưng cho Mặt trời

Hội vật cầu nước được tổ chức trên sân đền chính, có diện tích khoảng 200m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp.

Hội vật cầu nước được tổ chức trên sân đền chính, có diện tích khoảng 200m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp.

Bọn quỷ đen ra điều kiện rằng nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn; nếu thua, chúng sẽ phải quy phục hầu nhà Thánh. Cuối cùng, bọn quỷ đen thua trận đã quy phục Đức Thánh Tam Giang. Dân mở hội ăn mừng chiến thắng, trong đó có các trận thi đấu cầu nước là biểu trưng cho trận chiến nêu trên, một đội là quân nhà Thánh, một đội là lũ quỷ nước.

Trước khi diễn ra trận đấu, bộ phận hậu cần của lễ hội đã gánh bùn và nước đổ vào sân đình sau đó rà soát cẩn thận tránh các vật sắc nhọn có thể gây thương tích cho các "quân cầu"

Trước khi diễn ra trận đấu, bộ phận hậu cần của lễ hội đã gánh bùn và nước đổ vào sân đình sau đó rà soát cẩn thận tránh các vật sắc nhọn có thể gây thương tích cho các "quân cầu"

Nhiệm vụ của 2 giáp là phải tranh cướp, di chuyển khối cầu về phía hố cầu của đối thủ

Nhiệm vụ của 2 giáp là phải tranh cướp, di chuyển khối cầu về phía hố cầu của đối thủ

Năm nay, lễ hội vật cầu bùn làng Vân được tổ chức trong ba ngày 19, 20 và 21/5 (tức 12, 13, 14/4 âm lịch); bao gồm nhiều nghi thức tế lễ, sinh hoạt văn hóa, trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ quần chúng...; song thu hút nhất vẫn là ba trận thi đấu vật cầu bùn vào các buổi chiều.

Mặc dù có tính chất quyết liệt của một trận thi đấu nhưng để đúng nghĩa đây là trò chơi mang tính cầu mùa, cầu hòa thuận nên ban tổ chức đã quán triệt các "quân cầu" không được xích mích, va chạm thái quá.

Mặc dù có tính chất quyết liệt của một trận thi đấu nhưng để đúng nghĩa đây là trò chơi mang tính cầu mùa, cầu hòa thuận nên ban tổ chức đã quán triệt các "quân cầu" không được xích mích, va chạm thái quá.

Một pha giành cầu quyết liệt khiến các "quân cầu" nhuốm trong bùn nhão

Một pha giành cầu quyết liệt khiến các "quân cầu" nhuốm trong bùn nhão

Vì tính chất "độc bản" của mình, Lễ hội Vật cầu bùn làng Vân đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Một "quân cầu" đang giành được cầu và tiến về phía hố cầu của đội đối thủ

Một "quân cầu" đang giành được cầu và tiến về phía hố cầu của đội đối thủ

Khán giả cổ vũ cho pha giành cầu gay cấn

Khán giả cổ vũ cho pha giành cầu gay cấn

Những năm gần đây, giới nghiên cứu văn hóa - lịch sử, giới nhiếp ảnh cùng nhiều du khách ở các địa phương thường tìm đến Bắc Giang để tham dự lễ hội độc đáo này. Ngoài vật cầu bùn, làng Vân xưa (nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) còn nổi tiếng với nghề truyền thống là nấu rượu với thương hiệu rượu làng Vân.

Cả "quân cầu" và khán giả nhuồm trong bùn

Cả "quân cầu" và khán giả nhuồm trong bùn

Hội vật cầu nước với ý nghĩa là hội mừng chiến thắng. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn của cư dân trồng lúa nước cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Hội vật cầu nước với ý nghĩa là hội mừng chiến thắng. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn của cư dân trồng lúa nước cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Cách đó không xa là làng Thổ Hà, một địa danh nổi tiếng với nghề truyền thống làm bánh đa nem.

Như các lễ hội dân gian truyền thống khác, lễ hội Vật cầu nước làng Vân mang đậm nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước định canh, hội tụ nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn nét văn hóa cổ xưa...

Như các lễ hội dân gian truyền thống khác, lễ hội Vật cầu nước làng Vân mang đậm nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước định canh, hội tụ nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn nét văn hóa cổ xưa...

Trước đây, lễ hội này được tổ chức bốn năm một lần nhưng gần đây đã được tổ chức hai năm một lần (vào năm chẵn)

Trước đây, lễ hội này được tổ chức bốn năm một lần nhưng gần đây đã được tổ chức hai năm một lần (vào năm chẵn)

Hoàng Yến

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/doc-dao-le-hoi-vat-cau-bun-o-bac-giang-post345649.html