ĐBQH NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN: ĐẨY MẠNH CẢI TẠO, NÂNG CẤP VÀ MỞ RỘNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG THEO PHƯƠNG THỨC PPP

Đóng góp ý kiến vào một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương nêu quan điểm: Trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước khó khăn, cần thực hiện chủ trương huy động tối đa nguồn lực xã hội, đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.

Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.

Sáng 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.

Đóng góp ý kiến về nội dung trên, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng, việc xây dựng và hoàn thiện Luật Đường bộ trong thời gian qua là một bước mới nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan để khơi thông nguồn lực cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Ngoài các chính sách để ưu tiên tập trung cho việc phát triển các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thân thiện với môi trường; xây dựng cơ chế để đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, các hình thức, phương thức đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng thì việc cho phép không tính giá trị tài sản công là kết cấu hạ tầng đường bộ là một hướng đi hết sức đúng đắn trên cơ sở đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tổ chức đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường bộ. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ các vướng mắc trên thực tế khi triển khai các dự án PPP. Mặc dù quy định này có khả năng làm tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP vượt quá tỷ lệ 50 % tổng mức đầu tư dự án và khác với quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) .

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, với những phân tích cụ thể trong dự thảo Luật đã giải quyết được một trong những nút thắt cơ bản khi triển khai các dự án đầu tư mở rộng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng nói chung, trong đó có kết cấu hạ tầng đường bộ theo phương thức đối tác công tư. Cụ thể trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước khó khăn, cần thực hiện chủ trương huy động tối đa nguồn lực xã hội, đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả đầu tư một số tuyến đường chưa đầu tư ngay theo quy mô quy hoạch mà có phân kỳ đầu tư theo hình thức đầu tư công trong giai đoạn tiếp theo...

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân cho rằng, một số đoạn tuyến đã đầu tư giai đoạn 1 cần tiếp tục nâng cấp đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn đường bộ cao tốc đồng bộ trên toàn tuyến. Theo quy định tại Điều 69 Luật TPP, tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án bao gồm vốn đầu tư công, giá trị tài sản công và chi phí giải phóng mặt bằng phải đảm bảo dưới 50% tổng mức đầu tư để đủ điều kiện thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông hình thành từ dự án đầu tư công là tài sản công.

Như vậy, đối với dự án cải tạo, nâng cấp đường cao tốc phải tính giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ hiện hữu vào tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án với quy định khống chế tỷ lệ vốn nhà nước dưới 50 % tổng mức đầu tư. Trường hợp gộp chung giá trị tài sản đường đã đầu tư công, vốn đầu tư công và chi phí giải phóng mặt bằng này để tính tỷ lệ so với tổng mức đầu tư dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp thì giá trị này cơ bản lớn hơn 50% tổng mức đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp. Về bản chất, trong giai đoạn phân kỳ đầu tư, số làn xe chạy, bề rộng nền đường thu hẹp so với quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch.

Các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 7.

Các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 7.

Tuy nhiên, trong trường hợp đầu tư theo phân kỳ, công tác giải phóng mặt bằng đã được thực hiện với quy mô hoàn chỉnh, các yếu tố kỹ thuật của đường như diện tích Bali, đường gom, nút giao cắt đều tuân thủ theo tiêu chuẩn đường cao tốc để đảm bảo khả năng khai thác. Đây là những chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ. Trường hợp tính giá trị tài sản công, tổng mức đầu tư dự án toàn giai đoạn một trong tỷ lệ góp vốn nhà nước thì phần giá trị này rất lớn. Chỉ riêng giá trị này đã có thể vượt tổng mức đầu tư của phần mở rộng, nâng cấp. Do vậy, quy định trên dẫn đến việc không thể thực hiện dự án TPP cải tạo, nâng cấp đối với dự án giao thông. Trường hợp không thể huy động TPP để đáp ứng nhu cầu vận tải, Nhà nước phải bố trí vốn để xây dựng phần cải tạo, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, bảo đảm an toàn giao thông, gây áp lực lên ngân sách nhà nước.

Để khắc phục vướng mắc trên, dự thảo Luật đã quy định để làm rõ đối với dự án TPP sẽ không tính giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ hiện hữu vào tỉ lệ góp vốn của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc kiểm soát vốn nhà nước tham gia trong dự án. Việc tính toán phương án tài chính để hoàn vốn đầu tư chỉ tính toán đối với giá trị cải tạo, mở rộng, nâng cấp việc tính toán cơ chế thu với giá trị đường hiện hữu theo quy định của pháp luật về tài sản công, pháp luật về PPP. Như vậy, việc mở rộng, cải tạo đường cao tốc và thu phí bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ. Vì vậy, mặc dù nội dung này là khác với quy định của Luật TPP nhưng việc bổ sung quy định này về việc sửa đổi quy định tại Điểm b, khoản 4 Điều 70 của Luật TPP là phù hợp và cần thiết./.

Bích Lan

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/hoatdongdbqh/pages/tin-hoat-dong-dai-bieu.aspx?itemid=86958