Chuyên gia phát hoảng khi thấy thiên thạch 'đẻ' ra kim cương

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện một lượng kim cương đáng kể sau khi đem một tảng thiên thạch lưu giữ tại Bảo tàng đá ở Agadir ra để nghiên cứu.

Abderrahmane Ibhi - chuyên gia thiên thạch, Tiến sĩ khoáng vật học, Giáo sư tại khoa Khoa học Agadir đã cùng các đồng nghiệp người Ma-rốc từ Bảo tàng Thiên thạch, Đại học Ibn Zohr, và Ý từ Viện Tinh thể học và Viện Khoa học - Công nghệ Plasma đã có một phát hiện bất ngờ.

Abderrahmane Ibhi - chuyên gia thiên thạch, Tiến sĩ khoáng vật học, Giáo sư tại khoa Khoa học Agadir đã cùng các đồng nghiệp người Ma-rốc từ Bảo tàng Thiên thạch, Đại học Ibn Zohr, và Ý từ Viện Tinh thể học và Viện Khoa học - Công nghệ Plasma đã có một phát hiện bất ngờ.

Cụ thể họ đã đem một tảng thiên thạch Ureilite lưu giữ tại Bảo tàng đá ở Agadir ra để nghiên cứu và tìm thấy một lượng kim cương đáng kể trong này.

Cụ thể họ đã đem một tảng thiên thạch Ureilite lưu giữ tại Bảo tàng đá ở Agadir ra để nghiên cứu và tìm thấy một lượng kim cương đáng kể trong này.

Ureilite là một loại thiên thạch hiếm, chỉ chiếm 0,6% tổng số các thiên thạch rơi xuống Trái đất được ghi nhận đến nay.

Ureilite là một loại thiên thạch hiếm, chỉ chiếm 0,6% tổng số các thiên thạch rơi xuống Trái đất được ghi nhận đến nay.

Tên của thiên thạch này được đặt theo tên làng Urey, ở Cộng hòa Mordovia ở Nga, nơi người ta tìm thấy loại thiên thạch này lần đầu tiên vào ngày 4/9/1886.

Tên của thiên thạch này được đặt theo tên làng Urey, ở Cộng hòa Mordovia ở Nga, nơi người ta tìm thấy loại thiên thạch này lần đầu tiên vào ngày 4/9/1886.

Ureilite không những hiếm mà còn đặc biệt, bởi lẽ nếu như đa phần thiên thạch là mảnh vỡ của các tiểu hành tinh, thì Ureilite là mảnh vỡ của một hành tinh thực thụ, một hành tinh cổ đã hình thành gần 4,6 tỷ năm trước cùng thời với Mặt trời.

Ureilite không những hiếm mà còn đặc biệt, bởi lẽ nếu như đa phần thiên thạch là mảnh vỡ của các tiểu hành tinh, thì Ureilite là mảnh vỡ của một hành tinh thực thụ, một hành tinh cổ đã hình thành gần 4,6 tỷ năm trước cùng thời với Mặt trời.

Giáo sư Abderrahmane Ibhi và các đồng nghiệp người Ý và Ma-rốc trong công bố nghiên cứu đã phủ nhận việc kim cương được hình thành từ khi còn ở hành tinh mẹ ngoài không gian.

Giáo sư Abderrahmane Ibhi và các đồng nghiệp người Ý và Ma-rốc trong công bố nghiên cứu đã phủ nhận việc kim cương được hình thành từ khi còn ở hành tinh mẹ ngoài không gian.

Dù vẫn còn nhiều điều chưa biết về loại đá này cũng như hành tinh mẹ của chúng, họ vẫn ủng hộ giả thuyết rằng những viên kim cương tìm thấy được sinh ra khi mảnh hành tinh này đâm vào Trái Đất.

Dù vẫn còn nhiều điều chưa biết về loại đá này cũng như hành tinh mẹ của chúng, họ vẫn ủng hộ giả thuyết rằng những viên kim cương tìm thấy được sinh ra khi mảnh hành tinh này đâm vào Trái Đất.

Thiên thạch mang theo những mẩu kim cương này nặng 197 gam, được tìm thấy vào năm 2018, cách Midelt khoảng 30 km về phía đông nam, trong vùng Draa Tafilalet, Maroc.

Thiên thạch mang theo những mẩu kim cương này nặng 197 gam, được tìm thấy vào năm 2018, cách Midelt khoảng 30 km về phía đông nam, trong vùng Draa Tafilalet, Maroc.

Sau đó, nó đã được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên thạch của Đại học Ibn Zohr suốt 2 năm qua chờ các nhà nghiên cứu tiếp cận.

Sau đó, nó đã được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên thạch của Đại học Ibn Zohr suốt 2 năm qua chờ các nhà nghiên cứu tiếp cận.

“Khi một thiên thạch rơi xuống Trái đất, sức nóng và áp suất của vụ va chạm cũng có thể biến đổi các thành phần các-bon của chúng (thường là than chì) thành kim cương cực kỳ cứng", Giáo sư Abderrahmane Ibhi cho biết.

“Khi một thiên thạch rơi xuống Trái đất, sức nóng và áp suất của vụ va chạm cũng có thể biến đổi các thành phần các-bon của chúng (thường là than chì) thành kim cương cực kỳ cứng", Giáo sư Abderrahmane Ibhi cho biết.

Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra cụ thể rằng áp suất trên 30GPa và nhiệt độ khoảng 2000°C là đủ để tạo sóng xung kích lớn, có khả năng biến đổi cấu trúc than chì có trong đá thành những viên kim cương, thậm chí là cả “tảng” kim cương nếu thành phần kim loại (gồm sắt và niken) đủ lớn và tác động của vụ va chạm diễn ra đủ lâu, như trường hợp của thiên thạch Ureilite nói trên.

Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra cụ thể rằng áp suất trên 30GPa và nhiệt độ khoảng 2000°C là đủ để tạo sóng xung kích lớn, có khả năng biến đổi cấu trúc than chì có trong đá thành những viên kim cương, thậm chí là cả “tảng” kim cương nếu thành phần kim loại (gồm sắt và niken) đủ lớn và tác động của vụ va chạm diễn ra đủ lâu, như trường hợp của thiên thạch Ureilite nói trên.

Bảo tàng Thiên thạch của Đại học Ibn Zohr hiện chứa hơn 120 mẫu thiên thạch khác nhau, được thành lập với mục đích lưu giữ các vật thể ngoài Trái đất phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.

Bảo tàng Thiên thạch của Đại học Ibn Zohr hiện chứa hơn 120 mẫu thiên thạch khác nhau, được thành lập với mục đích lưu giữ các vật thể ngoài Trái đất phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.

Mời các bạn xem video: NASA công bố hình ảnh vụ nổ thiên thạch cực mạnh. Nguồn: THDT.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chuyen-gia-phat-hoang-khi-thay-thien-thach-de-ra-kim-cuong-1620061.html