Chùa Cầu sau một năm tu bổ

Sau thời gian dài hạ giải chùa Cầu, UBND TP Hội An quyết định tạm dừng tu bổ phần sàn của di tích chùa Cầu vì chưa xác định cong hay thẳng.

 Nằm ở trung tâm phố đi bộ với kiến trúc độc đáo, Chùa Cầu được coi là biểu tượng, là linh hồn di sản của đô thị cổ Hội An. Cầu ban đầu được khởi dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ XVI, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản.

Nằm ở trung tâm phố đi bộ với kiến trúc độc đáo, Chùa Cầu được coi là biểu tượng, là linh hồn di sản của đô thị cổ Hội An. Cầu ban đầu được khởi dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ XVI, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản.

 Từ 28/12/2022, UBND TP Hội An, Quảng Nam khởi công dự án tu bổ di tích chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Dự án do Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An làm quản lý với kinh phí hơn 20 tỷ đồng và được thực hiện trong 2 năm. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cũng cử chuyên gia đến tham gia hỗ trợ tu bổ.

Từ 28/12/2022, UBND TP Hội An, Quảng Nam khởi công dự án tu bổ di tích chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Dự án do Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An làm quản lý với kinh phí hơn 20 tỷ đồng và được thực hiện trong 2 năm. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cũng cử chuyên gia đến tham gia hỗ trợ tu bổ.

 Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An (Quảng Nam), cho biết việc trùng tu dự án chùa Cầu vẫn triển khai bình thường. Riêng về phần sàn cầu định tạm dừng tu bổ do có nhiều ý kiến chưa thống nhất. UBND thành phố Hội An sẽ tiếp tục khảo sát, nghiên cứu kỹ hơn thực trạng và hình ảnh tư liệu, bổ sung hồ sơ trùng tu.

Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An (Quảng Nam), cho biết việc trùng tu dự án chùa Cầu vẫn triển khai bình thường. Riêng về phần sàn cầu định tạm dừng tu bổ do có nhiều ý kiến chưa thống nhất. UBND thành phố Hội An sẽ tiếp tục khảo sát, nghiên cứu kỹ hơn thực trạng và hình ảnh tư liệu, bổ sung hồ sơ trùng tu.

 Phần trang trí mái Chùa Cầu được tháo dỡ, bao bọc lại cẩn thận để tránh nứt gãy.

Phần trang trí mái Chùa Cầu được tháo dỡ, bao bọc lại cẩn thận để tránh nứt gãy.

 Tính tới hiện tại, dự án tu bổ đã làm xong một số phần việc chính như số hóa 3D không gian di tích, xây dựng nhà che bao quanh, hạ giải xong hệ mái ngói âm dương và hệ khung gỗ, gia cố trụ móng... Dù đã qua 7 lần sửa chữa trước đây, nhưng trước sự bào mòn của thời gian cùng tác động của con người lẫn thiên tai, di tích hàng trăm năm tuổi này đang xuống cấp nghiêm trọng.

Tính tới hiện tại, dự án tu bổ đã làm xong một số phần việc chính như số hóa 3D không gian di tích, xây dựng nhà che bao quanh, hạ giải xong hệ mái ngói âm dương và hệ khung gỗ, gia cố trụ móng... Dù đã qua 7 lần sửa chữa trước đây, nhưng trước sự bào mòn của thời gian cùng tác động của con người lẫn thiên tai, di tích hàng trăm năm tuổi này đang xuống cấp nghiêm trọng.

 Nhất là phần mố cầu, trụ cầu bị nứt, nhiều cột và kèo bị hỏng nặng. Nhiều thanh xà gỗ đỡ mái ngói bị nứt nẻ, cong vênh, không thể khớp với nhau. Các phần mố trụ đỡ xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc vôi vữa...

Nhất là phần mố cầu, trụ cầu bị nứt, nhiều cột và kèo bị hỏng nặng. Nhiều thanh xà gỗ đỡ mái ngói bị nứt nẻ, cong vênh, không thể khớp với nhau. Các phần mố trụ đỡ xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc vôi vữa...

 Chùa Cầu là di tích đóng góp nguồn thu từ bán vé rất lớn tại phố cổ Hội An. Hiện nay, ngay cả khi di tích đã được tháo dỡ vẫn là hoạt động du lịch thu hút du khách. Hàng ngày, khách vẫn tản bộ qua cầu nhìn ngắm quá trình kỳ thú này.

Chùa Cầu là di tích đóng góp nguồn thu từ bán vé rất lớn tại phố cổ Hội An. Hiện nay, ngay cả khi di tích đã được tháo dỡ vẫn là hoạt động du lịch thu hút du khách. Hàng ngày, khách vẫn tản bộ qua cầu nhìn ngắm quá trình kỳ thú này.

 Quá trình khảo sát, đào thám sát, khảo cổ dự án tu bổ di tích chùa Cầu đã ghi nhận nhiều phát hiện có giá trị. Trong đó, phát hiện nhiều vỏ hến tại vị trí hố đào phần sau chùa và miếu Ngũ Hành, nhiều đá tại các vị trí giữa móng cầu và đường kiệt, có một khối lớn vữa vôi, đất sét, gạch xây tại đầu cầu phía đường Trần Phú. Tại phần móng còn phát hiện 3 viên đá nghi là những viên đá chọn để đặt đầu tiên trong lễ trí thạch (làm phép) của người Hoa khi xây dựng phần chùa trên cầu…

Quá trình khảo sát, đào thám sát, khảo cổ dự án tu bổ di tích chùa Cầu đã ghi nhận nhiều phát hiện có giá trị. Trong đó, phát hiện nhiều vỏ hến tại vị trí hố đào phần sau chùa và miếu Ngũ Hành, nhiều đá tại các vị trí giữa móng cầu và đường kiệt, có một khối lớn vữa vôi, đất sét, gạch xây tại đầu cầu phía đường Trần Phú. Tại phần móng còn phát hiện 3 viên đá nghi là những viên đá chọn để đặt đầu tiên trong lễ trí thạch (làm phép) của người Hoa khi xây dựng phần chùa trên cầu…

 Du khách quốc tế tham quan di tích chùa Cầu.

Du khách quốc tế tham quan di tích chùa Cầu.

 Theo UBND thành phố Hội An, cần xây dựng 3 phương án trùng tu sàn cầu. Phương án 1 là mặt cầu phẳng như năm 1915 và cong như từ năm 1986 đến nay. Phương án 2 dựa trên hồ sơ đã được phê duyệt hiện nay và phương án 3 dựa trên cơ sở khảo sát lại, lập hồ sơ mới. Tất cả 3 phương án trên sẽ được niêm yết công khai tại Chùa Cầu lấy ý kiến người dân, nhà nghiên cứu. Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết sẽ thống nhất phương án, quan điểm trùng tu Chùa Cầu trước quý I/2024.

Theo UBND thành phố Hội An, cần xây dựng 3 phương án trùng tu sàn cầu. Phương án 1 là mặt cầu phẳng như năm 1915 và cong như từ năm 1986 đến nay. Phương án 2 dựa trên hồ sơ đã được phê duyệt hiện nay và phương án 3 dựa trên cơ sở khảo sát lại, lập hồ sơ mới. Tất cả 3 phương án trên sẽ được niêm yết công khai tại Chùa Cầu lấy ý kiến người dân, nhà nghiên cứu. Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết sẽ thống nhất phương án, quan điểm trùng tu Chùa Cầu trước quý I/2024.

Thu Trang

Ảnh: Thanh Đức

Nguồn Znews: https://znews.vn/chua-cau-sau-mot-nam-tu-bo-post1457425.html