Thăm Khu tưởng niệm Bác Hồ trong khuôn viên của gia đình một cựu chiến binh

Khu tưởng niệm Bác Hồ của cựu chiến binh Bùi Xuân Phước (xã Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa) đã thành địa chỉ quen thuộc cho nhiều tầng lớp cán bộ, nhân dân địa phương tìm đến để xem những tư liệu về Bác.

Ông Bùi Xuân Phước năm nay bước vào tuổi 90. Thời trai trẻ, ông xung phong vào Sư đoàn 305 (Quân khu 5) để chiến đấu cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Sau ngày đất nước giải phóng, ông Phước về làm nhân viên rồi giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ).

Gần 30 năm trước, ông nhận quyết định nghỉ hưu, ông Phước quyết tâm về xây Khu tưởng niệm Bác Hồ trên diện tích đất gần 2.000m2 của gia đình mình ở xã Phước Đồng (Nha Trang). Xây dựng xong, ông Phước đi khắp nơi sưu tầm, phục dựng các tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý giá về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ. Theo ông Phước, ý tưởng xuyên suốt để ông xây dựng Khu tưởng niệm Bác Hồ là từ thời trai trẻ, ông đã luôn biết ơn sâu sắc những hy sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho nền độc lập dân tộc, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Bởi vậy, suốt đời ông Phước nguyện học tập theo tấm gương Bác Hồ, muốn trân trọng lưu giữ lại những hình ảnh, hiện vật về Người.

Dưới đây là một số hình ảnh trong Khu tưởng niệm Bác Hồ của cựu chiến binh Bùi Xuân Phước.

Ngay khi nghỉ hưu, cùng với sự hỗ trợ của gia đình, ông Phước dùng tất cả số tiền tiết kiệm được để xây dựng Khu tưởng niệm Bác Hồ tại gia.

Ngay khi nghỉ hưu, cùng với sự hỗ trợ của gia đình, ông Phước dùng tất cả số tiền tiết kiệm được để xây dựng Khu tưởng niệm Bác Hồ tại gia.

Vị trí trang trọng nhất trong Khu tưởng niệm Bác Hồ tại gia đình mình, ông Phước dùng đặt bàn thờ Bác.

Vị trí trang trọng nhất trong Khu tưởng niệm Bác Hồ tại gia đình mình, ông Phước dùng đặt bàn thờ Bác.

Ông Phước bên đôi dép và chiếc áo Bác Hồ từng sử dụng mà ông đã sưu tầm được. Đến nay, ông Phước đã sưu tầm, phục dựng trên 100 hiện vật, tài liệu về Bác Hồ để gìn giữ, bảo quản trong khu tưởng niệm của mình.

Ông Phước bên đôi dép và chiếc áo Bác Hồ từng sử dụng mà ông đã sưu tầm được. Đến nay, ông Phước đã sưu tầm, phục dựng trên 100 hiện vật, tài liệu về Bác Hồ để gìn giữ, bảo quản trong khu tưởng niệm của mình.

Hướng đến ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), từ ngày 15/5 đã có nhiều cán bộ, nhân dân địa phương đến Khu tưởng niệm Bác Hồ của ông Phước để dâng hương và chụp ảnh kỷ niệm bên tượng Bác.

Hướng đến ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), từ ngày 15/5 đã có nhiều cán bộ, nhân dân địa phương đến Khu tưởng niệm Bác Hồ của ông Phước để dâng hương và chụp ảnh kỷ niệm bên tượng Bác.

Ông Phước dùng một góc lớn trong Khu tưởng niệm Bác Hồ để tái hiện hình ảnh ao sen trên quê Bác ở Nam Đàn (Nghệ An).

Ông Phước dùng một góc lớn trong Khu tưởng niệm Bác Hồ để tái hiện hình ảnh ao sen trên quê Bác ở Nam Đàn (Nghệ An).

Ngày sức khỏe còn tốt, ông Phước dành nhiều ngày mô phỏng nhà sàn Bác Hồ, sau đó, ông mua tủ kính về đặt vào nhằm bảo quản được tốt nhất.

Ngày sức khỏe còn tốt, ông Phước dành nhiều ngày mô phỏng nhà sàn Bác Hồ, sau đó, ông mua tủ kính về đặt vào nhằm bảo quản được tốt nhất.

Tượng Bác Hồ được ông Phước đặt nghiêm trang bên lời căn dặn của Người.

Tượng Bác Hồ được ông Phước đặt nghiêm trang bên lời căn dặn của Người.

Bản sao viên gạch Bác Hồ đã dùng để sưởi ấm trong thời gian ở Pháp những năm 1919- 1923 được ông Phước kỳ công đưa về lưu giữ trong Khu tưởng niệm Bác Hồ tại gia đình mình.

Bản sao viên gạch Bác Hồ đã dùng để sưởi ấm trong thời gian ở Pháp những năm 1919- 1923 được ông Phước kỳ công đưa về lưu giữ trong Khu tưởng niệm Bác Hồ tại gia đình mình.

Hình ảnh con tàu đã đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 được ông Phước tái hiện lại.

Hình ảnh con tàu đã đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 được ông Phước tái hiện lại.

Tấm thẻ cử tri của Bác Hồ được ông Phước sưu tầm, đặt trong lồng kính.

Tấm thẻ cử tri của Bác Hồ được ông Phước sưu tầm, đặt trong lồng kính.

Bảng chữ ký của Bác Hồ được ông Phước cất công ra tận Trung tâm Lưu trữ quốc gia III xin sao y lại bản chính về trưng bày tại Khu tưởng niệm Bác Hồ của gia đình mình.

Bảng chữ ký của Bác Hồ được ông Phước cất công ra tận Trung tâm Lưu trữ quốc gia III xin sao y lại bản chính về trưng bày tại Khu tưởng niệm Bác Hồ của gia đình mình.

Hàng trăm hình ảnh về Bác Hồ được ông Phước sưu tầm.

Hàng trăm hình ảnh về Bác Hồ được ông Phước sưu tầm.

Nhiều năm trước, cứ ở đâu có sách viết về Bác Hồ, ông Phước lại tìm đến mua, sưu tầm đưa về Khu tưởng niệm Bác Hồ tại nhà mình. Sau đó, các đoàn học sinh, nhân dân đến tham quan ông lại đưa ra cho mọi người cùng đọc, đồng thời kể thêm nhiều câu chuyện về Bác Hồ mà ông biết cho mọi người cùng nghe.

Nhiều năm trước, cứ ở đâu có sách viết về Bác Hồ, ông Phước lại tìm đến mua, sưu tầm đưa về Khu tưởng niệm Bác Hồ tại nhà mình. Sau đó, các đoàn học sinh, nhân dân đến tham quan ông lại đưa ra cho mọi người cùng đọc, đồng thời kể thêm nhiều câu chuyện về Bác Hồ mà ông biết cho mọi người cùng nghe.

Ngày 15/5, cựu chiến binh Nguyễn Văn Phích cho biết, để góp phần đỡ đần cho ông Phước (đã 90 tuổi), Hội Cựu chiến binh địa phương tự nguyện lập Ban khánh tiết Khu tưởng niệm Bác Hồ do ông Phích làm trưởng ban. Ban này phụ trách việc đón tiếp, hướng dẫn các đoàn các bộ, nhân dân, học sinh đến tham quan. Hướng đến ngày sinh nhật Bác, từ ngày 16/5, các đoàn sẽ đến dâng hương liên tục. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, đã có nhiều cơ quan tổ chức kết nạp đảng viên mới tại Khu tưởng niệm Bác Hồ của ông Phước.

Ngày 15/5, cựu chiến binh Nguyễn Văn Phích cho biết, để góp phần đỡ đần cho ông Phước (đã 90 tuổi), Hội Cựu chiến binh địa phương tự nguyện lập Ban khánh tiết Khu tưởng niệm Bác Hồ do ông Phích làm trưởng ban. Ban này phụ trách việc đón tiếp, hướng dẫn các đoàn các bộ, nhân dân, học sinh đến tham quan. Hướng đến ngày sinh nhật Bác, từ ngày 16/5, các đoàn sẽ đến dâng hương liên tục. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, đã có nhiều cơ quan tổ chức kết nạp đảng viên mới tại Khu tưởng niệm Bác Hồ của ông Phước.

Tấm Huân chương chiến sĩ vẻ vang do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng cho ông Phước vào năm 1962 luôn được ông Phước trân trọng, gìn giữ và đặt ở một góc nhỏ khiêm tốn trong Khu tưởng niệm Bác Hồ tại gia đình mình. Ngoài ra, ông Phước còn được các cấp chính quyền địa phương tặng nhiều giấy khen, bằng khen về hành trình học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh. Năm 2020, ông Phước được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì "có thành tích tiêu biểu trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tấm Huân chương chiến sĩ vẻ vang do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng cho ông Phước vào năm 1962 luôn được ông Phước trân trọng, gìn giữ và đặt ở một góc nhỏ khiêm tốn trong Khu tưởng niệm Bác Hồ tại gia đình mình. Ngoài ra, ông Phước còn được các cấp chính quyền địa phương tặng nhiều giấy khen, bằng khen về hành trình học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh. Năm 2020, ông Phước được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì "có thành tích tiêu biểu trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trong Khu tưởng niệm Bác Hồ của gia đình ông Phước.

Đông Hưng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tham-khu-tuong-niem-bac-ho-trong-khuon-vien-gia-dinh-cua-mot-cuu-chien-binh-169240515163431723.htm