Điều bất ngờ về thanh bảo kiếm vừa trở thành Bảo vật quốc gia

Có thể nói, từ cảm hứng nghệ thuật dựa trên các mẫu kiếm của Pháp, hoàng đế Khải Định đã cho thiết kế thanh kiếm của mình với những đặc điểm khác biệt...

Được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, bảo kiếm An Dân (thanh kiếm phía dưới trong ảnh) là biểu tượng quyền lực của Khải Định, vị hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn. Hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 18/1/2024.

Được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, bảo kiếm An Dân (thanh kiếm phía dưới trong ảnh) là biểu tượng quyền lực của Khải Định, vị hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn. Hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 18/1/2024.

Đây là một thanh kiếm có chiều dài khoảng 90 cm, làm từ các chất liệu sắt, vàng, ngọc và đồi mồi. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bảo kiếm An Dân có kiểu dáng giống với các thanh kiếm của Pháp và phương Tây trong thế kỷ 18-19, nhưng được cách tân và trang trí theo phong cách mỹ thuật cung đình Nguyễn.

Đây là một thanh kiếm có chiều dài khoảng 90 cm, làm từ các chất liệu sắt, vàng, ngọc và đồi mồi. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bảo kiếm An Dân có kiểu dáng giống với các thanh kiếm của Pháp và phương Tây trong thế kỷ 18-19, nhưng được cách tân và trang trí theo phong cách mỹ thuật cung đình Nguyễn.

Các đề tài trang trí trên bảo kiếm đều là những đề tài truyền thống, gắn liền với địa vị, thân thế của vua triều Nguyễn, như hình rồng 5 móng, hoa cúc dây, hình tượng mặt trời, tản vân hay hồi văn chữ S đầu vuông gấp khúc...

Các đề tài trang trí trên bảo kiếm đều là những đề tài truyền thống, gắn liền với địa vị, thân thế của vua triều Nguyễn, như hình rồng 5 móng, hoa cúc dây, hình tượng mặt trời, tản vân hay hồi văn chữ S đầu vuông gấp khúc...

Hồ sơ Bảo vật quốc gia đánh giá: "Có thể nói, từ cảm hứng nghệ thuật dựa trên các mẫu kiếm của Pháp, hoàng đế Khải Định đã cho thiết kế thanh kiếm của mình với những đặc điểm khác biệt...”.

Hồ sơ Bảo vật quốc gia đánh giá: "Có thể nói, từ cảm hứng nghệ thuật dựa trên các mẫu kiếm của Pháp, hoàng đế Khải Định đã cho thiết kế thanh kiếm của mình với những đặc điểm khác biệt...”.

“...Vừa tiếp nhận dấu ấn thời đại mới, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Pháp, vừa bảo lưu những giá trị truyền thống, cổ điển của cung đình triều Nguyễn, khéo léo lồng ghép, tạo nên một thanh bảo kiếm độc đáo...”.

“...Vừa tiếp nhận dấu ấn thời đại mới, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Pháp, vừa bảo lưu những giá trị truyền thống, cổ điển của cung đình triều Nguyễn, khéo léo lồng ghép, tạo nên một thanh bảo kiếm độc đáo...”.

Theo TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, trong bộ sưu tập bảo vật hoàng cung triều Nguyễn của bảo tàng có nhiều bảo kiếm, song bảo kiếm An Dân là bảo kiếm duy nhất có tên gọi cụ thể.

Theo TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, trong bộ sưu tập bảo vật hoàng cung triều Nguyễn của bảo tàng có nhiều bảo kiếm, song bảo kiếm An Dân là bảo kiếm duy nhất có tên gọi cụ thể.

Bảo kiếm này cùng với bộ quân phục được hoàng đế Khải Định yêu cầu thiết kế riêng cho mình, thường xuất hiện song hành cùng với nhà vua trong các sự kiện chính trị, những chuyến tuần du, kinh lý ở các địa phương cũng như công du sang Pháp

Bảo kiếm này cùng với bộ quân phục được hoàng đế Khải Định yêu cầu thiết kế riêng cho mình, thường xuất hiện song hành cùng với nhà vua trong các sự kiện chính trị, những chuyến tuần du, kinh lý ở các địa phương cũng như công du sang Pháp

Năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho phái đoàn đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Toàn bộ tài sản của vương triều, trong đó có bảo kiếm An Dân cũng được trao cho chính quyền cách mạng.

Năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho phái đoàn đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Toàn bộ tài sản của vương triều, trong đó có bảo kiếm An Dân cũng được trao cho chính quyền cách mạng.

Từ băm 1946 đến 2007, thanh kiếm được cất giữ ở nhiều cơ quan khác nhau như Bộ tài chính, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước.

Từ băm 1946 đến 2007, thanh kiếm được cất giữ ở nhiều cơ quan khác nhau như Bộ tài chính, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước.

Tới năm 2007, Bảo tàng Lịch sử nhận lại bảo kiếm An Dân sau khi nâng cấp kho bảo quản đặc biệt. Khi được Bảo tàng tiếp nhận, hiện vật đã bị xuống cấp.

Tới năm 2007, Bảo tàng Lịch sử nhận lại bảo kiếm An Dân sau khi nâng cấp kho bảo quản đặc biệt. Khi được Bảo tàng tiếp nhận, hiện vật đã bị xuống cấp.

Phần gỗ và đồi mồi của một đoạn bao kiếm bị hư hại, mủn nát, không thể phục hồi. Lưỡi kiếm bị gỉ và sứt nhỏ. Tuy nhiên, toàn bộ chuôi kiếm và vàng nạm ngoài bao kiếm còn khá nguyên vẹn.

Phần gỗ và đồi mồi của một đoạn bao kiếm bị hư hại, mủn nát, không thể phục hồi. Lưỡi kiếm bị gỉ và sứt nhỏ. Tuy nhiên, toàn bộ chuôi kiếm và vàng nạm ngoài bao kiếm còn khá nguyên vẹn.

Năm 2008 - 2009, Bảo tàng đã xử lý ăn mòn và han gỉ ở lưỡi kiếm, bổ sung một số viên đá vào các vị trí còn khuyết trên chuôi kiếm, phục dựng lại phần gỗ và đồi mồi bị hư hại ở bao kiếm. Kể từ đó, hình hài thanh bảo kiếm được phục hồi như chúng ta thấy ngày nay.

Năm 2008 - 2009, Bảo tàng đã xử lý ăn mòn và han gỉ ở lưỡi kiếm, bổ sung một số viên đá vào các vị trí còn khuyết trên chuôi kiếm, phục dựng lại phần gỗ và đồi mồi bị hư hại ở bao kiếm. Kể từ đó, hình hài thanh bảo kiếm được phục hồi như chúng ta thấy ngày nay.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dieu-bat-ngo-ve-thanh-bao-kiem-vua-tro-thanh-bao-vat-quoc-gia-1990736.html