Yếu tố quyết định cuộc đấu xe tăng

Các xe tăng có và không có hệ thống nạp đạn tự động (AZ) có những ưu, nhược điểm riêng của mình.

Trong khi chủ yếu các xe tăng Liên Xô/Nga sử dụng hệ thống nạp đạn tự động (AZ), thì đa số xe tăng do Mỹ và châu Âu sản xuất không được trang bị hệ thống này, nhưng vẫn có số ít loại sử dụng AZ.

Vậy, các loại xe tăng này có những ưu điểm và nhược điểm gì?

T-90Vladimir Nga và M1A2 Abram của Mỹ là đại diện tiêu biểu cho 2 dòng tăng có và không có AZ

T-90Vladimir Nga và M1A2 Abram của Mỹ là đại diện tiêu biểu cho 2 dòng tăng có và không có AZ

Xe tăng có hệ thống nạp đạn tự động

Hệ thống tự động nạp đạn (AZ) vẫn là một trong những bí quyết chính của xe tăng Liên Xô, và sau đó là xe tăng Nga và Ukraine. Trong khi đó, phần lớn xe tăng của các nước NATO cho đến nay vẫn đang nạp đạn pháo thủ công vào nòng pháo.

Giống như bất kỳ cơ chế nào, AZ có cả ưu điểm và nhược điểm.

Về ưu điểm:

Thứ nhất: Do không phải nạp đạn bằng tay, có thể giảm kích thước xe và gia tăng khả năng bảo vệ của lớp vỏ giáp;

Thứ hai: Tốc độ bắn của xe tăng tăng lên đáng kể; ví dụ như xe tăng Leclerc có hệ thống nạp đạn tự động với tốc độ 12 viên/phút hay mỗi viên chỉ mất 5 giây.

Thứ ba: Nạp đạn tự động làm loại trừ nguy cơ xảy ra lỗi do yếu tố con người.

Tóm lại, hệ thống tự động nạp đạn (AZ) tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của đội xe tăng, cắt giảm số người trên xe, rõ ràng là cơ cấu cần thiết trong một chiếc xe tăng hiện đại. Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.

Ví dụ như ưu thế của xe tăng sử dụng AZ được thể hiện rõ nét trong cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 ở Trung Đông. Trong một trận đấu tăng, một chiếc AMX-13 (Pháp sản xuất) của Israel đã tiêu diệt bảy chiếc M48 (Mỹ chế tạo) của Jordan, với cách thức là bắn cháy lần lượt hết chiếc này sang chiếc khác.

Về nhược điểm:

Thứ nhất: Nhược điểm chính của bộ nạp tự động là khó khăn trong việc bổ sung đạn sau khi đã bắn hết đạn trong băng chuyền;

Thứ hai: Các viên đạn kích có thước tương đối nhỏ được đặt trong băng chuyền, xe tăng không có khả năng sử dụng các loại đạn có chiều dài lớn hơn.

Khác với phần lớn xe tăng Mỹ-NATO, AMX-56 Leclerc của Pháp được trang bị AZ

Tóm lại, việc không thể bổ sung đạn dược đối với các xe tăng sử dụng hệ thống tự động nạp đạn khiến nó bắn hết đạn là phải chạy trốn. Nhưng trên chiến trường rộng, nhiều phương tiện và vũ khí chống tăng cơ động, xe tăng AZ rất dễ biến thành tấm bia ngắm bắn của đối thủ.

Khuyết điểm này cũng được thể hiện rõ trong cuộc chiến Trung Đông 1967, điểm trừ của các xe tăng AMX-13 có AZ của Pháp là khó khăn trong việc bổ sung đạn dược. Vì điều này, xe tăng Israel với vỏ thép mỏng khi bắn hết đạn đã phải nhanh chóng chạy khỏi chiến trường.

Để bù đắp khuyết điểm chí mạng này, xe tăng trang bị AZ cần nhiều hơn các hệ thống phòng vệ chủ động, các biện pháp đối phó quang điện tử và các công nghệ tiên tiến khác. Đó là lí do cả Liên Xô/Nga và Israel rất chú trọng tới các hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng.

Xe tăng nạp đạn thủ công

Hiện nay, phần lớn các xe tăng theo trường phái phương Tây không được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, đạn pháo được nạp đạn thủ công, nên cần có người chuyên thực hiện việc này trong thành phần tổ xe; dẫn đến đội xe gồm ít nhất bốn thành viên, bao gồm cả người nạp đạn.

Người nạp đạn thường ngồi bên cạnh và đối mặt với khẩu pháo, tự tay rút ra một viên đạn cần thiết (thường là một phát bắn đơn nhất) từ chỗ chứa, đẩy vào nòng súng và thông báo cho chỉ huy về việc sẵn sàng khai hỏa. Mặc dù phải thêm một ngưới so với xe tăng có AZ nhưng những ưu điểm của phương pháp này cũng rất rõ ràng.

Ưu điểm:

Thứ nhất: Tất cả các viên đạn đều nằm trong khoang chứa, tách riêng ra khỏi đội xe, làm tăng tỷ lệ sống sót nếu bị đối phương bắn trúng.

Thứ hai: Không có hạn chế trong việc sử dụng đạn có kích thước dài hơn đạn thông thường.

Xe tăng M1A2 Abram của Mỹ được nạp đạn thủ công

Thứ ba: Thành viên thứ tư của đội xe giúp thêm cho việc bảo trì máy móc và khiến tốc độ nạp đạn cũng không quá chậm.

Nhược điểm:

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng xe tăng nạp đạn thủ công cũng có nhiều nhược điểm.

Thứ nhất: Người nạp đạn có thể mệt mỏi về thể chất, sử dụng đến một nửa cơ số đạn, sẽ có ảnh hưởng xấu đến tốc độ bắn.

Thứ hai: Khi lái một chiếc xe vượt địa hình gồ ghề, thao tác trong không gian rất chật hẹp, lính tăng có thể bị những chấn thương lãng xẹt.

Thứ ba: Những chiếc xe tăng loại này có bốn thành viên, thường có tháp pháo khá lớn, khiến chiếc xe dễ bị đối phương phát hiện.

Kết luận:

Cả hai loại xe tăng có và không có hệ thống nạp đạn tự động đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy yếu tố nào quyết định quyết định đến kết quả của một cuộc đấu tăng?

Mặc dù có những ưu nhược điểm khác nhau về mặt trang bị, nhưng theo kinh nghiệm trong các cuộc xung đột vũ trang nửa sau thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, kết quả của các cuộc đấu tăng không chỉ dựa vào mình chiếc xe tăng, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Yếu tố quan trọng đầu tiên là những người hiểu rõ mình chiến đấu vì điều gì, có thần kinh mạnh mẽ sẽ là người có cơ hội chiến thắng cao hơn.

Ngoài ra, kíp xe nào hiểu rõ về trang bị của mình, sử dụng nó một cách hiệu quả; tương tác tốt với các xe tăng và lực lượng khác, sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Khi đó, việc nạp đạn vào nòng pháo xe tăng bằng cách nào đã không còn quá quan trọng nữa.

Huy Bình

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/yeu-to-quyet-dinh-cuoc-dau-xe-tang-3400272/