Yếu tố nào sẽ 'nắn dòng' du lịch Việt Nam?

Mức độ khó khăn, chi phí cấp thị thực hoặc có yêu cầu thị thực hay không là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của du khách khi đến Việt Nam.

Đó là chia sẻ của ông Colin Pine -trưởng Nhóm công tác Du lịch về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động thu hút du lịch và điểm đến đầu tư trong lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ dưỡng.

Mức độ khó khăn, chi phí cấp thị thực hoặc có yêu cầu thị thực hay không là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của du khách khi đến Việt Nam.

Theo đó, ông Colin Pine thông tin, Hội đồng Du lịch Thế giới đã tuyên bố rằng việc tạo điều kiện thị thực có thể tăng thêm 10% số lượt khách quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang từng bước giảm bớt các thủ tục xin cấp thị thực bằng cách tăng số lượng các quốc gia được miễn thị thực lên 24 nước và thực hiện cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm của ông Colin, khi chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Hong Sun - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay, Việt Nam là điểm đến quan trọng của người Hàn Quốc, doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc. Điều này được thể hiện ở con số, nếu như năm 2017, số du khách đến Hàn Quốc là 2 triệu người, thì đến năm 2018, con số này là 3 triệu người, với mức tăng 50%. Theo đó, người Hàn Quốc thường đến thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như: Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc.

"Hiện nay Việt Nam đang có chế độ miễn visa 15 ngày đối với công dân Hàn Quốc, trong những trường hợp người Hàn Quốc sang Việt Nam để du lịch hoặc công tác ngắn ngày thì khoảng thời gian 15 năm trong visa là hợp lý. Tuy nhiên sau 15 ngày hết miễn visa, phải sau 1 tháng, du khách Hàn Quốc mới được tái nhập vào Việt Nam và phải xin visa, điều này gây khó khăn cho những du khách Hàn Quốc khi họ đến Việt Nam sau đó sang Lào, Campuchia, Myanmar và cuối cùng muốn quay lại Việt Nam để du lịch Việt Nam tiếp là khó khăn", ông Hong Sun chia sẻ thêm.

Nhìn lại ngành du lịch năm 2018 có thể thấy, đây là năm ghi nhận những con số ấn tượng trong tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, trong năm 2018 du lịch Việt Nam khoảng hơn 15 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ 75-80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu 620 nghìn tỷ đồng.

Theo đó, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến đầu tư nóng nhất trong lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ dưỡng, có thể thấy được bằng mức độ phát triển mới tại các điểm đến du lịch từ Hạ Long cho đến Quảng Nam, Nha Trang và Phú Quốc.

Để duy trì được vị thế là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch Hàn Quốc nói riêng và du lịch nói chung, ông Hong Sun khuyến nghị: "Hiện nay mối quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc đã là đối tác chiến lược toàn điện, về phía Hàn Quốc đã sẵn sàng cấp visa 5 năm nhiều lần cho công dân Việt Nam có hộ khẩu tại thành phố Hà Nội, Sài Sòn, Đà Nẵng... điều này cho thấy sự cởi mở của Chính phủ Hàn Quốc đối với du khách, doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam. Vì vậy, để khuyến khích người dân Hàn Quốc đi lại thoải mái hơn thì chúng tôi hy vọng rằng chế độ visa hiện hành có thể mở rộng hơn".

Ngoài ra, nhìn ở góc độ chuyên gia, ông Colin Pine, đề xuất, để tiếp tục cạnh tranh và nằm trong số các điểm đến du lịch tăng trưởng nhanh nhất, ông Colin Pine khuyến nghị, Việt Nam cần tiếp tục đảm bảo các yếu tố về “APP”. Cụ thể “APP” trong bối cảnh này là viết tắt cho Access: Tiếp cận, Promotion: Thúc đẩy và Product: Sản phẩm. Ba yếu tố này đặc biệt quan trọng nhằm thu hút du khách quốc tế, và đồng thời liên quan đến việc tiếp tục phát triển du lịch trong nước.

Đối với Acess - Tiếp cận, có 2 cấu thành chính mà trong đó Nhà nước có quyền kiểm soát tổng thể. Đây là những quy định về việc cấp thị thực đối với khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và các chính sách của ngành Hàng không.

Đối với các quy định về cấp thị thực, việc một quốc gia có yêu cầu thị thực hay không và mức độ khó khăn cũng như chi phí cấp thị thực có thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của du khách trong việc đến một quốc gia nào đó.

Cụ thể, một là, tăng thời gian cho phép lưu trú lên 30 ngày đối với khách du lịch được miễn thị thực. Ngoài ra, các điều kiện về tái nhập cảnh trong vòng 30 ngày nên được loại bỏ. Những khuyến nghị này nếu được thực hiện sẽ giúp thu hút các du khách từ xa như châu Âu và các điểm đến khác cũng sẽ được hỗ trợ thành lập các sân bay quốc tế tại Việt Nam để trở thành trung tâm hàng không đến các quốc gia trong khu vực và châu Âu hoặc châu Úc.

Hai là, cổng thị thực điện tử của Việt Nam cần được thay đổi tên miền thành evisa.gov.vn để dễ tìm kiếm hơn và cần đảm bảo tốc độ truy cập và kết nốt của trang web trong quá trình xử lý phải cao vì đã có các cảnh báo về việc các trang web khác có tên miền gây nhầm lẫn nhằm thu phí xử lý thị thực và trang web chính thức bị lỗi trong suốt quá trình xử lý.

Ba là, việc miễn thị thực nên được thực hiện với hiệu lực trong nhiều năm (05 năm) thay vì phải gia hạn hàng năm nhằm thúc đẩy du lịch, đồng thời các đơn vị khai thác du lịch, các hãng hàng không và các trang web về du lịch cần lập kế hoạch trước và có các tài liệu quảng cáo về chính sách và chi phí khi đi đến một quốc gia.

Còn tiếp

Ngọc Hà

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/du-khach-can-gi-143426.html