Yếu tố nào giúp Sony lãi kỷ lục gần 7 tỷ USD?

Những con số lợi nhuận mới nhất cho thấy Sony đang lấy lại được đà tăng trưởng ấn tượng sau khoảng thời gian đầy khó khăn đầu thập kỷ này.

Ảnh minh họa.

Sau hai thập kỷ khó khăn, Sony đã có năm lợi nhuận hoạt động cao kỷ lục đầu tiên. Sự thành công này có được khi “đại gia” sản xuất hàng điện tử và truyền thông này chuyển sang mô hình cung cấp nội dung trực tuyến.

Hôm thứ Sáu (27/4), Sony công bố lãi 734,9 tỷ yên, tương đương 6,73 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc ngày 31/3/2018. Mức lãi của Sony như vậy cao gấp 2,5 lần so với năm tài khóa 2016. Lợi nhuận ròng của Sony trong năm vừa qua tăng gấp 7 lần lên 490,8 tỷ yên - mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Tổng doanh thu của "ông lớn" này tăng 12% lên 8,54 nghìn tỷ yên, tăng trưởng doanh thu đến chủ yếu từ hoạt động kinh doanh nội dung như trò chơi video, nhạc và phim.

Samsung đồng thời hưởng lợi từ những sản phẩm có giá trị cao trong mảng truyền hình camera số. Doanh số bán cảm biến hình ảnh cho điện thoại thông minh giúp cho hoạt động kinh doanh sản phẩm bán dẫn tăng trưởng tốt.

Những con số mới nhất cho thấy Sony đang lấy lại được đà tăng trưởng ấn tượng sau khoảng thời gian đầy khó khăn đầu thập kỷ này. Thách thức của Sony hiện nay là cố gắng kiếm được duy trì được tăng trưởng lợi nhuận như hiện tại, theo khẳng định Giám đốc tài chính Sony, ông Hiroki Totoki. Cũng theo ông Totoki, đã từ lâu lắm rồi, công ty không duy trì được lợi nhuận hoạt động cao hơn con số 500 tỷ yên.

Hoạt động phân phối nội dung trực tuyến giờ đây là nguồn thu tiềm năng nhất của Sony, theo chủ tịch hãng, ông Kenichiro Yoshida. Dịch vụ trò chơi và mạng hệ thống mang đến cho Sony 177,5 tỷ yên lợi nhuận hoạt động trong năm tài khóa 2017, tỷ trọng đóng góp lên đến 24%. Tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng thêm 7% lên 190 tỷ yên trong năm tài khóa hiện tại, doanh số bán máy chơi game PlayStation 4 lập đỉnh.

Việc thay đổi cơ cấu lợi nhuận trên cho thấy Sony đã thay đổi như thế nào trong 20 năm qua. Lần gần nhất khi Sony công bố lãi kỷ lục vào năm tài khóa 1997, hoạt động kinh doanh của bộ phận này phụ thuộc nhiều và doanh số bán máy trò chơi. Giờ đây, bộ phận đã kinh doanh vững hơn rất nhiều bất chấp sự suy giảm trong lĩnh vực này.

Doanh số bán các sản phẩm hệ thống, trong đó phải kể đến thuê bao dịch vụ chơi trò chơi PlayStation Plus khoảng 5 nghìn yên/năm, nguồn thu từ hoạt động này mang lại 1 nghìn tỷ yên trong năm tài khóa vừa qua.

Hoạt động trong bộ phận này được cơ cấu lại để không chịu ảnh hưởng của những biến động trong mảng kinh doanh phần cứng, theo chuyên gia thuộc công ty chứng khoán Nomura, ông Yu Okazaki.

Hoạt động kinh doanh các sản phẩm bán dẫn có phần kém ấn tượng hơn. Tuy nhiên Sony vẫn là một “tay chơi” lớn trong mảng này trên toàn thế giới. Sony hiện cung cấp hơn 40% cảm biến hình ảnh sử dụng trong điện thoại di động và máy ảnh số của thế giới.

Trong năm tài khóa hiện tại, hoạt động kinh doanh của bộ phận này có thể kém thuận lợi hơn do những biến động bất lợi của tỷ giá và chi phí nghiên cứu & phát triển tăng.

Trong dài hạn, Sony đang kỳ vọng vào bộ phận kinh doanh sản phẩm điện tử tự động. Cảm biến hình ảnh vô cùng quan trọng để giúp cho các thiết bị tự động có thể nhìn thấy đường. Thế nhưng việc phát triển sản phẩm để đưa vào ứng dụng trong xe ô tô sẽ cần đến thời gian.

Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Samsung vẫn tiếp tục gặp khó dù hoạt động của bộ phận kinh doanh các sản phẩm điện tử tăng trưởng mạnh. Trong năm tài khóa 2017, Sony bán được 13,5 triệu chiếc điện thoại, thấp hơn so với 1 năm trước đó.

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/the-gioi/yeu-to-nao-giup-sony-lai-ky-luc-gan-7-ty-usd-3447210.html