Yên Khánh: Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Yên Khánh là huyện có xuất phát điểm thấp: cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ; thu nhập bình quân đầu người thấp; sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn; nguồn lực huy động gặp nhiều khó khăn...Nhưng, với tinh thần quyết liệt, sâu sát, đồng bộ...và sau 10 năm thực hiện (2010-2020), Yên Khánh đã trở thành là một trong những địa phương đi đầu của tỉnh.

Trung tâm văn hóa huyện được đầu tư xây dựng khang trang trở thành điểm nhấn sau 10 năm xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Trường Giang

Đồng chíĐinh Văn Vọng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Khánh cho biết: Trong sản xuất nôngnghiệp, việc xây dựng mô hình sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ cao, tạochuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đạt nhiều kết quảtích cực đưa Yên Khánh trở thành huyện đứng đầu về chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp, từ huyện sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa,xuất khẩu, sản phẩm nông nghiệp có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Cơgiới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được áp dụng rộng rãi, đến naytoàn huyện 100% diện tích làm đất bằng máy, trên 90% diện tích lúa được thuhoạch bằng máy gặt đập liên hợp, nâng cao chất lượng nông sản. Trên địa bànhuyện đã có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình tích tụruộng đất như: Tổng Công ty Giống cây trồng và Con nuôi Ninh Bình, Công ty cổphần chế biến nông sản Việt Xanh, một số HTX, tổ hợp tác...với tổng diện tíchđược thuê, gom tích tụ trên 200 ha, chuỗi giá trị gia tăng hình thành giúp địaphương có hướng đi mới bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyệnhình thành hàng trăm mô hình sản xuất về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôitrồng thủy sản, trang trại, gia trại mang lại hiệu quả cao hơn từ 2-7 lần sovới trồng lúa truyền thống.

Cùng vơíphát triển kinh tế nông nghiệp, huyện chú trọng phát triển công nghiệp và tiêủthủ công nghiệp. Đến nay toàn huyện có 2 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp;trong đó KCN Khánh Phú có diện tích 324 ha đi vào hoạt động từ năm 2009, tạoviệc làm cho hàng chục nghìn lao động. Nhiều ngành nghề được khôi phục, hoạtđộng có hiệu quả, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Trên85% lao động sau học nghề có việc làm ổn định, tỷ lệ lao động có việc làm trênđịa bàn huyện là 92,82%, thu nhập bình quân đạt từ 2,5-5,5 triệu đồng/tháng.Trên địa bàn huyện hiện nay có 7 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Tốc độtăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 8,15%.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyểndịch tích cực, theo hướng tỷ trọng nông nghiệp thủy sản giảm, ngành công nghiệpxây dựng tăng nhanh. Thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả, trong 10 năm đã huyđộng được 4.713 tỷ đồng vào thực hiện Chương trình XDNTM, trong đó: Nhân dânđóng góp 1.329 tỷ đồng, chiếm 28%; hiến 125 ha đất và hơn 88.000 ngày công laođộng.

Kết cấu hạ tầng được xây dựng, nâng cấp với hơn 3.000 tuyến đường có tổngchiều dài hơn 400 km được bê tông hoặc nhựa hóa. Khu trung tâm huyện được quyhoạch phát triển mở rộng với nhiều công trình công cộng, phúc lợi kết hợp đượcxây dựng, tạo thành điểm nhấn của thị trấn Yên Ninh; 100% các xã, thị trấn cótrụ sở làm việc cao tầng, kiên cố, có nhà văn hóa và khu thể thao; 265/268thôn, xóm, phố có nhà văn hóa và nhiều nơi đã được lắp đặt đầy đủ các trangthiết bị, dụng cụ luyện tập thể dục, thể thao.

Công tác giáo dục; khuyến học,khuyến tài được đẩy mạnh; đã có 100% trường Mầm non, Tiểu học, THCS đạt chuẩnQuốc gia; 2/3 trường THPT trên địa bàn đạt chuẩn; trong đó, Trường THPT YênKhánh A được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”; đạt danhhiệu “Biểu tượng vàng nguồn nhân lực Việt Nam”.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhândân được quan tâm, đã xây mới 9 trạm, nâng cấp 8 trạm y tế, 19/19 trạm y tế đêùcó bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế năm2018 đạt trên 90%. An ninh trật tự, quân sự quốc phòng trên địa bàn huyện đượcđảm bảo..

Sau 10 nămtriển khai thực hiện Chương trình, kinh tế của huyện có sự tăng trưởng khá, cơcấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thunhập bình quân đầu người từ 14,9 triệu đồng/năm (năm 2011) lên 42 triêụđồng/năm (năm 2018).

Giá trị sản xuất nông nghiệp từ 127 triệu đồng/ha năm 2011tăng lên 138 triệu đồng/ha năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo không thuộc đối tượng chínhsách bảo trợ xã hội còn 1,38%. Từ năm 2013, Yên Khánh đã có 3 xã (Khánh Thành,Khánh Phú, Khánh Thiện) đạt chuẩn xã nông thôn mới và cũng là 3 xã nông thônmới đầu tiên của tỉnh.

Đến hết năm 2017, có 18/18 xã của huyện đã về đích xãnông thôn mới và cuối năm 2018, huyện Yên Khánh đã được Thủ tướng Chính phủcông nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Yên Khánh đang tiếp tục củng cố và nâng caochất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới đặc biệt là các tiêu chí cốtlõi như tiêu chí đời sống người dân, tiêu chí môi trường, văn hóa và an ninhtrật tự; tổ chức thực hiện theo lộ trìnhnông thôn mới kiểu mẫu với việc phấn đấu đến năm 2020 có 3-4 xã đạt chuẩn nôngthôn mới kiểu mẫu, 30 khu dân cư đạt khu dân cư kiểu mẫu; đến năm 2025 huyệnYên Khánh đạt huyện nông thôn mới kiểu mẫu.

Đinh Chúc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/yen-khanh-sau-10-nam-xay-dyng-nong-thon-moi-20190906084252262p2c21.htm