Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây kim tiền

Không chỉ là cây cảnh trang trí, cây kim tiền còn được gia chủ chọn trồng vì ý nghĩa của nó. Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây kim tiền.

Nguồn gốc cây kim tiền

Cây kim tiền có nhiều tên gọi khác như kim tiền phát tài, phát tài hay kim phát tài. Có tên khoa học là Zamioculas Zamiifolia, cây kim tiền thuộc họ Ráy và có nguồn gốc từ châu Phi.

Vì có nguồn gốc từ khu vực có khí hậu khắc nghiệt nên cây kim tiền chịu hạn rất tốt. Ở nước ta, cây kim tiền chỉ có một loại duy nhất là Zamiifolia.

Đặc điểm của cây kim tiền

Cây kim tiền mọc thành bụi, lá mọc đối xứng có màu xanh bóng. Thân cây mọc vươn thẳng, mọng nước và phình to ở phần gốc. Loài cây này thường có chiều cao từ 0,3m đến 1m.

Kim tiền là loài cây dễ sống và sẽ phát triển tốt ngay cả trong điều kiện môi trường bình thường. Nhiệt độ thích hợp của cây kim tiền từ 22 độ C đến 28 độ C.

Cây kim tiền được nhiều người chọn trồng trong nhà và nơi làm việc bởi ý nghĩa phong thủy của nó. (Ảnh minh họa)

Cây kim tiền được nhiều người chọn trồng trong nhà và nơi làm việc bởi ý nghĩa phong thủy của nó. (Ảnh minh họa)

Về độc tố, toàn thân cây kim tiền có chứa một lượng nhỏ chất canxi oxalat. Đây là hợp chất có thể gây kích ứng các vùng da nhạy cảm.

Nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn phải dịch của cây kim tiền thì vùng da nhạy cảm của bạn dễ bị sưng tấy hoặc đau rát. Do vậy, khi trồng cây kim tiền cần tránh tầm với của trẻ hoặc thú cưng.

Cây kim tiền hợp tuổi gì?

Ngoài là cây trồng trong nhà, cây kim tiền còn được xem là cây phong thủy được nhiều gia chủ làm nghề kinh doanh, buôn bán chọn trồng. Nhiều người tin rằng, trồng cây kim tiền trong nhà hoặc nơi làm việc, kinh doanh sẽ mang lại sự may mắn về tiền bạc, tài lộc và thành công.

Theo phong thủy, cây kim tiền hợp với cả 12 con Giáp và với tất cả các mệnh Ngũ hành. Đặc biệt là những người mệnh Mộc và Mệnh hỏa, trồng cây kim tiền sẽ tương sinh hợp mệnh, may mắn và tài lộc đến nhiều hơn.

Trong khi đó, người mệnh Thủy và mệnh Kim khi trồng cây kim tiền thì nên chọn chậu màu trắng hoặc vàng để tăng cường vượng khí. Còn người mệnh Thổ, khi trồng cây kim tiền nên chọn chậu màu đỏ, hồng cam hoặc tím.

Cách trồng và chăm sóc cây kim tiền

Kim tiền là một trong những loài cây rất dễ trồng và không mất nhiều công chăm sóc. Nếu trồng cây kim tiền trong chậu, việc đầu tiên gia chủ cần làm là chọn chậu có kích thước lớn bởi khi phát triển cây sẽ có thân lớn và bộ rễ rất khỏe.

Khi chuẩn bị đất trồng, nên chọn loại đất có độ mùn xốp, thoát nước tốt. Để đất trồng có đầy đủ dinh dưỡng, gia chủ nên trộn đất với mùn cưa, trấu hoặc các loại đất vi sinh bán sẵn.

Là loài cây chịu hạn tốt nên gia chủ không cần tưới nước cho cây kim tiền quá thường xuyên. Nên dùng bình phun tưới cây từ 1 – 2 lần/tuần. Cũng là cây ưa sáng nhưng bạn có thể đặt cây kim tiền ở những nơi thiếu sáng, thậm chí trong phòng có máy điều hòa.

Cây kim tiền rất dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Để cây kim tiền quang hợp tốt hơn và giữ được vẻ sáng bóng, thỉnh thoảng gia chủ nên vệ sinh lá cây. Chỉ cần dùng khăn ướt lau nhẹ bề mặt lá, thân cây và chậu.

Tuy cây kim tiền dễ trồng nhưng gia chủ cũng nên thường xuyên quan sát để ngăn chặn sự tấn công của sâu bọ. Rệp trắng và rệp đỏ là hai loại sâu bọ chủ yếu tấn công vào phần lá của cây cảnh này.

Khi bắt gặp những con rệp ẩn nấp ở mặt dưới của lá cây kim tiền, gia chủ nên dùng xà phòng pha loãng xịt lên những lá bị tấn công rồi dùng khăn thấm nước muối lau lại. Trường hợp rệp xuất hiện trên khắp các thân cây thì phải sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt.

Cách nhân giống cây kim tiền

Cây kim tiền có hai cách nhân giống, đó là bằng lá và bằng cành.

Nếu muốn có nhiều cây con, bạn có thể chọn cách nhân giống bằng lá. Từ cây mẹ, chọn những lá khỏe nằm gần sát gốc rồi ngắt cả phần cuống. Ngâm phần cuống vào nước kích rễ khoảng 2 giờ đồng hồ rồi cắm sâu 1cm vào chậu đất.

Duy trì độ ẩm chậu đất bằng cách tưới phun sương 2 – 3 ngày/lần. Sau khoảng 1 tháng thì lá này sẽ ra rễ và sinh trưởng thành cây con. Nhược điểm của cách nhân giống bằng lá là mất nhiều thời gian để cây con lớn.

Những cây kim tiền được nhân giống bằng lá. (Ảnh minh họa)

Còn với cách nhân giống bằng cành, gia chủ chọn ra những cành không sâu bệnh, tỉa bớt phần lá sát gốc rồi cắt rời khỏi cây mẹ. Sau khi vết cắt khô, mang cành giâm xuống chậu đất đã chuẩn bị sẵn.

Dùng thuốc kích rễ hòa với nước để tưới ẩm đất lần đầu. Sau đó, cứ 2 – 3 ngày tưới một lần để duy trì độ ẩm. Khoảng 1 tháng sau thì cành giâm sẽ ra rễ, bám chắc vào đất.

Cây kim tiền có giá bán bao nhiêu?

Với dáng vẻ xanh mướt và sáng bóng, cây kim tiền thường được dùng để trang trí trong nhà và văn phòng làm việc. Đây cũng là loài thực vật có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt.

Đặc biệt, với ý nghĩa phong thủy như mang lại sự may mắn và tiền tài, cây kim tiền ngày nay được nhiều người lựa chọn làm quà tặng trong những dịp như khai trương hoặc tân gia.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các nhà vườn có bán cây kim tiền đa dạng kích thước với nhiều mức giá khác nhau.

Những cây kim tiền cao từ 15cm đến 30cm có giá dao động từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/cây, chưa bao gồm chậu. Còn với những cây cao trên 30cm, giá bán cả cây và chậu dao động từ 200.000 đồng đến 700.000 đồng.

Quang Đăng (tổng hợp)

Nguồn gốc cây kim tiền

Cây kim tiền có nhiều tên gọi khác như kim tiền phát tài, phát tài hay kim phát tài. Có tên khoa học là Zamioculas Zamiifolia, cây kim tiền thuộc họ Ráy và có nguồn gốc từ châu Phi.

Vì có nguồn gốc từ khu vực có khí hậu khắc nghiệt nên cây kim tiền chịu hạn rất tốt. Ở nước ta, cây kim tiền chỉ có một loại duy nhất là Zamiifolia.

Đặc điểm của cây kim tiền

Cây kim tiền mọc thành bụi, lá mọc đối xứng có màu xanh bóng. Thân cây mọc vươn thẳng, mọng nước và phình to ở phần gốc. Loài cây này thường có chiều cao từ 0,3m đến 1m.

Kim tiền là loài cây dễ sống và sẽ phát triển tốt ngay cả trong điều kiện môi trường bình thường. Nhiệt độ thích hợp của cây kim tiền từ 22 độ C đến 28 độ C.

Cây kim tiền được nhiều người chọn trồng trong nhà và nơi làm việc bởi ý nghĩa phong thủy của nó. (Ảnh minh họa)

Về độc tố, toàn thân cây kim tiền có chứa một lượng nhỏ chất canxi oxalat. Đây là hợp chất có thể gây kích ứng các vùng da nhạy cảm.

Nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn phải dịch của cây kim tiền thì vùng da nhạy cảm của bạn dễ bị sưng tấy hoặc đau rát. Do vậy, khi trồng cây kim tiền cần tránh tầm với của trẻ hoặc thú cưng.

Cây kim tiền hợp tuổi gì?

Ngoài là cây trồng trong nhà, cây kim tiền còn được xem là cây phong thủy được nhiều gia chủ làm nghề kinh doanh, buôn bán chọn trồng. Nhiều người tin rằng, trồng cây kim tiền trong nhà hoặc nơi làm việc, kinh doanh sẽ mang lại sự may mắn về tiền bạc, tài lộc và thành công.

Theo phong thủy, cây kim tiền hợp với cả 12 con Giáp và với tất cả các mệnh Ngũ hành. Đặc biệt là những người mệnh Mộc và Mệnh hỏa, trồng cây kim tiền sẽ tương sinh hợp mệnh, may mắn và tài lộc đến nhiều hơn.

Trong khi đó, người mệnh Thủy và mệnh Kim khi trồng cây kim tiền thì nên chọn chậu màu trắng hoặc vàng để tăng cường vượng khí. Còn người mệnh Thổ, khi trồng cây kim tiền nên chọn chậu màu đỏ, hồng cam hoặc tím.

Cách trồng và chăm sóc cây kim tiền

Kim tiền là một trong những loài cây rất dễ trồng và không mất nhiều công chăm sóc. Nếu trồng cây kim tiền trong chậu, việc đầu tiên gia chủ cần làm là chọn chậu có kích thước lớn bởi khi phát triển cây sẽ có thân lớn và bộ rễ rất khỏe.

Khi chuẩn bị đất trồng, nên chọn loại đất có độ mùn xốp, thoát nước tốt. Để đất trồng có đầy đủ dinh dưỡng, gia chủ nên trộn đất với mùn cưa, trấu hoặc các loại đất vi sinh bán sẵn.

Là loài cây chịu hạn tốt nên gia chủ không cần tưới nước cho cây kim tiền quá thường xuyên. Nên dùng bình phun tưới cây từ 1 – 2 lần/tuần. Cũng là cây ưa sáng nhưng bạn có thể đặt cây kim tiền ở những nơi thiếu sáng, thậm chí trong phòng có máy điều hòa.

Cây kim tiền rất dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Để cây kim tiền quang hợp tốt hơn và giữ được vẻ sáng bóng, thỉnh thoảng gia chủ nên vệ sinh lá cây. Chỉ cần dùng khăn ướt lau nhẹ bề mặt lá, thân cây và chậu.

Tuy cây kim tiền dễ trồng nhưng gia chủ cũng nên thường xuyên quan sát để ngăn chặn sự tấn công của sâu bọ. Rệp trắng và rệp đỏ là hai loại sâu bọ chủ yếu tấn công vào phần lá của cây cảnh này.

Khi bắt gặp những con rệp ẩn nấp ở mặt dưới của lá cây kim tiền, gia chủ nên dùng xà phòng pha loãng xịt lên những lá bị tấn công rồi dùng khăn thấm nước muối lau lại. Trường hợp rệp xuất hiện trên khắp các thân cây thì phải sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt.

Cách nhân giống cây kim tiền

Cây kim tiền có hai cách nhân giống, đó là bằng lá và bằng cành.

Nếu muốn có nhiều cây con, bạn có thể chọn cách nhân giống bằng lá. Từ cây mẹ, chọn những lá khỏe nằm gần sát gốc rồi ngắt cả phần cuống. Ngâm phần cuống vào nước kích rễ khoảng 2 giờ đồng hồ rồi cắm sâu 1cm vào chậu đất.

Duy trì độ ẩm chậu đất bằng cách tưới phun sương 2 – 3 ngày/lần. Sau khoảng 1 tháng thì lá này sẽ ra rễ và sinh trưởng thành cây con. Nhược điểm của cách nhân giống bằng lá là mất nhiều thời gian để cây con lớn.

Những cây kim tiền được nhân giống bằng lá. (Ảnh minh họa)

Còn với cách nhân giống bằng cành, gia chủ chọn ra những cành không sâu bệnh, tỉa bớt phần lá sát gốc rồi cắt rời khỏi cây mẹ. Sau khi vết cắt khô, mang cành giâm xuống chậu đất đã chuẩn bị sẵn.

Dùng thuốc kích rễ hòa với nước để tưới ẩm đất lần đầu. Sau đó, cứ 2 – 3 ngày tưới một lần để duy trì độ ẩm. Khoảng 1 tháng sau thì cành giâm sẽ ra rễ, bám chắc vào đất.

Cây kim tiền có giá bán bao nhiêu?

Với dáng vẻ xanh mướt và sáng bóng, cây kim tiền thường được dùng để trang trí trong nhà và văn phòng làm việc. Đây cũng là loài thực vật có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt.

Đặc biệt, với ý nghĩa phong thủy như mang lại sự may mắn và tiền tài, cây kim tiền ngày nay được nhiều người lựa chọn làm quà tặng trong những dịp như khai trương hoặc tân gia.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các nhà vườn có bán cây kim tiền đa dạng kích thước với nhiều mức giá khác nhau.

Những cây kim tiền cao từ 15cm đến 30cm có giá dao động từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/cây, chưa bao gồm chậu. Còn với những cây cao trên 30cm, giá bán cả cây và chậu dao động từ 200.000 đồng đến 700.000 đồng.

Anh Phương

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/cay-kim-tien-y-nghia-phong-thuy-va-cach-trong-2074461.html