Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam

Người miền Nam bày mâm ngũ quả thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài dựa theo mong ước 'cầu sung vừa đủ xài' - mong cho năm mới đầy đủ, sung túc.

Cứ vào 28 tháng Chạp Âm lịch các gia đình đều cho bày mâm ngũ quả ngày Tết với nhiều sản vật khác nhau trên bàn thờ. Do đặc trưng về văn hóa, địa lý, thời tiết và sản vật nên mỗi miền Bắc - Trung - Nam lại có mâm ngũ quả với hình thức và ý nghĩa khác nhau. Mâm ngũ quả tựu chung lại thường thể hiện cho những mong ước của người Việt vào một năm mới tốt đẹp hơn, gói gọn trong 5 chữ “phúc, quý, thọ, khang, ninh” - có nghĩa là giàu có, sang trọng, sống lâu, mạnh khỏe, an toàn.

Cứ vào 28 tháng Chạp Âm lịch các gia đình đều cho bày mâm ngũ quả ngày Tết với nhiều sản vật khác nhau trên bàn thờ. Do đặc trưng về văn hóa, địa lý, thời tiết và sản vật nên mỗi miền Bắc - Trung - Nam lại có mâm ngũ quả với hình thức và ý nghĩa khác nhau. Mâm ngũ quả tựu chung lại thường thể hiện cho những mong ước của người Việt vào một năm mới tốt đẹp hơn, gói gọn trong 5 chữ “phúc, quý, thọ, khang, ninh” - có nghĩa là giàu có, sang trọng, sống lâu, mạnh khỏe, an toàn.

Với người miền Nam, mâm ngũ quả ngày Tết thường có 5 loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài - “cầu sung vừa đủ xài”.

Ngoài những loại quả chính này, gia chủ còn có thể bổ sung vào mâm ngũ quả những loại quả như thơm (quả dứa) với ý nghĩa mỗi năm con cháu đềm sum họp quây quần về nhà và một cặp dưa hấu với ý nghĩa đem lại may mắn đủ đầy cho gia đình.

Đối với người miền Nam, mâm ngũ quả ngày Tết luôn đại diện cho 5 yếu tố Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đây được xem là 5 yếu tố đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của người Việt nói riêng và văn hóa Á Đông nói chung. Dù mỗi gia đình có một cách bày biện khác nhau, mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Nam đều thể hiện chung một ý nghĩa đó là lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên và ước mong những điều tốt lành trong năm mới sắp tới.

Nếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc, nải chuối xanh là thứ không thể thiếu thì người miền Nam lại kiêng kỵ. Họ cho rằng chuối có phát âm gần giống "chúi", có thể khiến gia chủ làm ăn không phát đạt hoặc dễ gặp nguy khó.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

Thế Quang

Nguồn VTC: https://vtc.vn/y-nghia-mam-ngu-qua-ngay-tet-cua-nguoi-mien-nam-ar594116.html